Thành công không hoàn toàn dựa vào may mắn mà phần nhiều là do nỗ lực rất lớn của bản thân và việc tuân thủ những nguyên tắc sống nhất định. Hãy xem người thành đạt không làm những gì để đảm bảo ngày càng tiến gần hơn với đỉnh đến của thành công.

1. Không làm việc trong “vùng an toàn”:

Nhà diễn thuyết, tác gia nổi tiếng người Mỹ Les Brown

Nhà diễn thuyết, tác gia nổi tiếng người Mỹ Les Brown

Vùng an toàn là gì? Được xác định dựa trên trạng thái tâm lý của con người, tức là một người cảm thấy quen thuộc, dễ dàng, mọi việc trong tầm kiểm soát và ít lo lắng. Một khi bước ra khỏi vùng này không có nghĩa là đấu tranh với sự lo lắng và căng thẳng mà mục đích là để phát triển.

“Vùng an toàn” không phải là chọn lựa của những người thành đạt. Họ đương đầu với mọi thách thức và chấp nhận rủi ro vì phải trải nghiệm với những thứ mới mẻ để mở rộng tầm nhìn và nhận biết được các mục tiêu của mình có khả năng đạt được hay không.

Nhà diễn thuyết, tác gia nổi tiếng người Mỹ Les Brown có nói: “Nếu bạn đặt mình vào vị trí khiến bạn phải vươn ra ngoài phạm vi thoải mái của mình, bạn buộc phải mở rộng ý thức.”

2. Không làm khi kiến thức chưa đủ:

Vua công nghệ Bill Gates, chủ tập đoàn Microsoft

Vua công nghệ Bill Gates, chủ tập đoàn Microsoft

Học hỏi là phương pháp tốt nhất để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Những người thành đạt nhận thức rõ trí tuệ là phần tất yếu trên con đường thành công. Do đó, họ luôn dành thời gian để mở rộng tầm hiểu biết và thu thập nhiều kiến thức.

Một ví dụ điển hình về Bill Gates, tỷ phú giàu có nhất thế giới, không ngừng học và cải tiến bản thân bằng việc đọc sách mỗi ngày, và đây cũng là đam mê của ông. Nó góp phần cho sự thành công lớn cho tập đoàn Microsoft, cho đến thời điểm hiện nay có đến 90% máy tính để bàn trên toàn thế giới đang sử dụng Windows.

Bill Gates đã tiết lộ bí quyết thành công phi thường của ông: “Trong ba năm, mỗi sản phẩm của công ty tôi đã làm ra đều lỗi thời. Câu hỏi duy nhất là chúng ta sẽ làm cho chúng trở nên lỗi thời hay người nào khác làm chúng lỗi thời.”

3. Không e ngại “hỏi cho lời khuyên”:

Những người thành đạt biết rõ là họ không thể tự mình giải quyết tất cả các việc. Richard Branson, một doanh nhân tỷ phú người Anh đã đưa quan điểm: “Khi cần phải đưa ra một quyết định nan giải, việc thảo luận ý tưởng với các doanh nhân và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã từng giải quyết vấn đề tương tự như thế, có thể làm nên sự khác biệt.”

Một người tài năng và bản lĩnh như ông, có trong tay tập đoàn Virgin với 250 công ty lớn, nhỏ và gần 25.000 nhân viên, doanh thu mỗi năm khoảng 5 tỷ đô la, ông không ngần ngại xây dựng các mối quan hệ và tham khảo ý kiến của các doanh nhân hay các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.

Bởi theo ông, những người thông minh, có kinh nghiệm thực tiễn có thể giúp ông tìm ra giải pháp tốt nhất cho các vấn đề của mình. Doanh nghiệp của ông ngày càng trở nên lớn mạnh ngoài tài trí của ông, bên cạnh ông là những người thông minh.

4. Không tập trung vào những tiểu tiết:

Henry Ford, người sáng lập ra Công ty Ford Motor

Henry Ford, người sáng lập ra Công ty Ford Motor

Điều gì xảy ra khi Henry Ford, người sáng lập ra Công ty Ford Motor, chỉ chú trọng đến những chi tiết nhỏ? Ông đã đi từ thất bại này đến thất bại khác. Ngay khi ông tìm thấy con đường thành công cho công ty mình chỉ có thể là có tầm nhìn tổng thể, hay còn gọi là “bức tranh lớn”, ông đã làm thay đổi cục diện.

Không còn chế tạo những chiếc xe giá cao nhưng chất lượng kém mà đi vào hệ thống dây chuyền hiện đại sản xuất hàng loạt nhằm hạ giá thành sản phẩm và đáp ứng nhu cầu thị hiếu.

Ông đã đặt mục tiêu: “Tôi sẽ tạo ra một chiếc xe hơi dành cho công chúng… được sản xuất bằng chất liệu tốt nhất và bởi những con người giỏi nhất, phỏng theo những thiết kế đơn giản nhất mà các kỹ sư hiện đại có thể nghĩ ra… giá thật rẻ để những ai có thu nhập tương đối đều mua được − và cùng hưởng thụ những giây phút vui vẻ với gia đình.”

Khi tập trung quá nhiều vào tiểu tiết sẽ làm hạn chế tầm nhìn của bạn. Như trường hợp của Henry Ford, công ty ông bị phá sản vì ông quá chú ý đến sản phẩm mà quên đi việc kinh doanh cần có mục tiêu tổng thể, định hướng rõ ràng để đảm bảo doanh nghiệp có thể triển khai và thực hiện thành công.

5. Không làm nhiều việc một lúc:

Không phải ai cũng có thể làm nhiều việc cùng một lúc bởi nó làm giảm hiệu quả năng suất và sự tập trung cho một việc nào đó. Những người thành công thường dốc hết toàn lực để làm một việc và không để mọi thứ xung quanh làm họ sao lãng.

Tác giả cuốn sách bạn chạy nhất tại Mỹ “Tuần làm việc 4 giờ” Tim Ferris chú trọng đến kết quả, do đó ông không kiểm tra hay đọc email vào buổi sáng trong khi phải xử lý các công việc khác có tính chất quan trọng. Ông cho rằng đặt 2 mục tiêu hoặc làm 2 việc mỗi ngày để đảm bảo hiệu suất và hiệu quả tối ưu trong từng việc.

6. Không lừa dối:

Có thể việc tự dối lòng mình để bỏ qua các mặt tiêu cực sẽ dễ dàng hơn là việc chấp nhận nó. Nhưng với người thành đạt, họ không tự lừa dối bản thân mà đối mặt với mọi vấn đề, luôn luôn nhận xét vấn đề cả bên trong và bên ngoài. Họ dựa vào thực lực và bước đi ngay chính.

Nhà văn Steve Maraboli có viết: “Hãy ngừng việc lừa dối bản thân lại. Khi chúng ta phủ nhận sự thật, thì chúng ta đang phủ nhận tiềm năng của chúng ta.”

7. Không trì hoãn nhận phản hồi:

Nhà phát minh, doanh nhân, tỷ phú người Nam Phi Elon Musk

Nhà phát minh, doanh nhân, tỷ phú người Nam Phi Elon Musk

Nhà phát minh, doanh nhân, tỷ phú người Nam Phi Elon Musk đưa quan điểm của ông: “Tôi nghĩ sự phản hồi rất quan trọng vì nó giúp bạn suy nghĩ về cách bạn thực hiện và làm thế nào để thực hiện tốt hơn.”

Cơ bản sự phản hồi là đứng trên nhiều quan điểm khác nhau cho một tình huống cụ thể nào đó. Đôi khi không phải ai cũng có thể nhìn thấy câu trả lời ngay khi sự cố xảy ra.

Những người thành đạt họ không để lỡ mất thời gian tự tìm kiếm câu trả lời, mà xúc tiến đưa ra vấn đề để nhận phản hồi, bởi càng kéo dài thời gian nhận phản hồi thì vấn đề có thể chệch đi theo một hướng khác. Lời phản hồi sẽ không còn tác dụng cũng như không thể giải quyết vấn đề một cách triệt để.

8. Không bắt chước, mà dẫn đầu:

Có hai loại người trên thế giới này đó là người dẫn đầu và người theo sau. Người thành công luôn là người dẫn đầu bởi vì họ quan niệm thành công không phải là ngồi chờ đợi giúp đỡ hoặc may mắn.

Họ tự điều khiển hướng đi của họ theo cách mà họ cho là đúng thay vì đi theo dấu chân người khác trên suốt chặng đường. Nói cách khác, người thành công tự lát gạch xây con đường riêng tới thành công cho chính bản thân mình.

Nhà khoa học Robert Frost đã từng nói: “Được lựa chọn giữa hai con đường – Tôi sẽ chọn con đường mà ít người đi nhất và điều đó đã giúp tôi làm nên sự khác biệt.”

9. Không để quá khứ quyết định tương lai:

Ông chủ của Câu lạc bộ Fullham Shahid Khan

Ông chủ của Câu lạc bộ Fullham Shahid Khan

Quá khứ là thứ không bao giờ có thể thay đổi được. Những người thành đạt không nhìn lại quá khứ để lo lắng hay lặp lại các sai lầm. Họ xem đó là sự trải nghiệm, đúc kết kinh nghiệm cho các mục tiêu phát triển ở hiện tại và tương lai.

Một ví dụ khác từ doanh nhân người Pakistan Shahid Khan. Khởi nghiệp của ông chỉ là một nhân viên rửa bát thuê kiếm 1.20 đô la/giờ. Ông không nhìn vào quá khứ, có thể nhiều người cho rằng nó quá tầm thường, hèn mọn, mà ngăn cản ông có tư tưởng “lớn”.

Ông xem đây là cơ hội để mưu sinh, và dành thời gian để suy ngẫm con đường sự nghiệp của ông. Đến nay ông đã sở hữu công ty sản xuất ô tô Flex-N-Gate, một trong những công ty tư nhân lớn nhất tại Hoa Kỳ, cùng sở hữu hai đội bóng đá thể thao trên thế giới la đội bóng bầu dục Jacksonville Jaguars thi đấu tại NFL, và câu lạc bộ bóng đá Fulham thi đấu tại Premier League. Giá trị khối tài sản của ông hiện nay lên đến 3,4 tỷ đô la Mỹ.

10. Không kết thân với những người tiêu cực:

Những người có suy nghĩ tiêu cực là những người không có tính xây dựng, không chịu tiếp nhận những mặt tích cực và không có lòng tin vào bản thân nên chắc chắn rằng kết quả thực thi các việc cũng sẽ là tiêu cực.

Những người thành đạt chứa đầy những suy nghĩ và tư duy thành công. Họ quan niệm rằng người có suy nghĩ tiêu cực sẽ làm ảnh hưởng đến các giấc mơ thành tựu của họ.

Joel Olsteen cho rằng: “Bạn không thể sống lạc quan nếu bạn làm theo những người tiêu cực.”

Tác giả cuốn sách “Không bao giờ thất bại” W. Clement Stone cho rằng:“Có những khác biệt nhỏ giữa mỗi người, nhưng sự khác biệt nhỏ đó tạo nên một sự khác biệt lớn. Sự khác biệt nho nhỏ đó chính là thái độ. Và sự khác biệt lớn đó là thái độ tích cực hay tiêu cực.”

 

Theo Thúy Hà/ Gia đình Việt Nam