1. Cà chua kỵ với một số thực phẩm

Khoai tây, cà rốt, dưa chuột là top 3 thực phẩm kỵ với cà chua. Khi sử dụng dưa chuột và cà chua, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và phá hủy bởi các enzym catabolic có trong dưa chuột.

Khi sử dụng dưa chuột và cà chua, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và phá hủy bởi các enzym catabolic có trong dưa chuột.

Đối với khoai tây, khoai lang khi dùng đồng thời với cà chua sẽ dẫn đến chứng khó tiêu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy.

Ngoài ra, khi bạn sử dụng chung cà rốt với cà chua sẽ làm giảm các thành phần dinh dưỡng của nhau, không có lợi cho sức khỏe .

  1. Tránh ăn cà chua khi dùng bia rượu

Trong cà chua có chứa a-xít tannic khi sử dụng cùng với bia rượu có thể hình thành chất khó tiêu trong dạ dày, gây nên chứng đầy bụng và tắc nghẽn đường ruột.

Chính vì vậy, bạn tuyệt đối không dùng cà chua khi đang sử dụng những đồ uống kích thích này.

  1. Không nên đun cà chua quá nhừ

Như chúng ta đã biết, việc nấu các loại rau xanh quá kỹ là một việc không tốt. Bởi chúng sẽ làm mất đi các loại chất dinh dưỡng có trong các loại rau.

Và đối với cà chua cũng thế, chúng ta không nên đun quá kỹ hoặc đun đi đun lại nhiều lần. Nếu đun cà chua ở nhiệt độ cao hoặc đun kỹ quá sẽ làm mất đi các vitamin và làm giảm giá trị dinh dưỡng mà cà chua mang lại.

  1. Không ăn cà chua xanh

Trong cà chua xanh có chứa một lượng lớn hợp chất có tên là “alkaloid” dễ gây ngộ độc thực phẩm. Khi cà chua chín thì hợp chất này giảm dần và mất hẳn.

Do đó, chúng ta tuyệt đối không được ăn cà chua xanh để tránh ngộ độc có thể xảy ra.

Cà chua xanh có thể gây ngộ độc

Các triệu chứng khi bị ngộ độc do ăn phải cà chua xanh đó là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, mệt mỏi…có nhiều trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong.

  1. Không ăn cà chua sống với dưa chuột cùng lúc

Để lý giải cho điều này thì các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra lới lý giải rằng: Trong dưa chuột có chứa enzyme vitamin C làm giảm các chất dinh dưỡng khác có trong cà chua.

Vì vậy các chuyên gia cũng khuyến cáo nên ăn cà chua sống và dưa chuột vào hai thời điểm khác nhau để phát huy hết tác dụng của 2 loại quả này.

  1. Không sử dụng chảo nhôm, gang chế biến cà chua

Việc sử dụng các dụng cụ chế biến cà chua bằng nhôm, gang sẽ khiến các loại a-xít có trong cà chua dễ gây ra phản ứng hóa học.

Điều này không chỉ làm giảm hương vị của món ăn, hạn chế chất dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể mà còn ảnh dưởng đến độ bền của những dụng cụ này.

  1. Tránh dùng cà chua với các món ăn nhiệt lượng cao

Bạn nên tránh sử dụng cà chua với những món ăn có nhiệt lượng cao.

Điều này sẽ giúp bạn hạn chế việc tích tụ nhiều calo trong cơ thể, dẫn đến tình trạng tăng cân, béo phì.

  1. Hạn chế ăn khi mắc sỏi thận

Theo các chuyên gia thì những người bị sỏi thận, sỏi mật nếu muốn ăn cà chua thì chỉ nên ăn một lượng nhỏ.

Vì cà chua có thể sẽ làm tăng kích thước của sỏi thận và sỏi mật lên do nó chứa hàm lượng kali và vitamin C lớn. Khi kali kết hợp với canxi trong nước tiểu sẽ kết tủa thành sỏi trong thận và mật

  1. Không ăn thường xuyên

Cà chua chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, nhưng ăn quá nhiều cà chua lại dễ gây ra bệnh sỏi thận.

Nguyên nhân là do, trong loại quả này chứa hàm lượng cao axit oxalic. Do đó, bạn chỉ nên ăn cà chua ở mức độ vừa phải mà thôi

  1. Không ăn khi bạn uống thuốc chống đông máu

Cà chua chứa rất nhiều vitamin K. Tác dụng chính của vitamin K là xúc tác cho sự tổng hợp của prothrombin và coagulin trong gan.

Khi mắc bệnh gút, sỏi thận không nên ăn cà chua

Vì vậy, nếu bạn ăn cà chua khi dùng thuốc chống đông, nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuốc này

  1. Không ăn cà chua khi mắc bệnh gút

Nguyên nhân gây ra bệnh gút là do rối loạn chuyển hóa purin làm tăng acid uric trong máu. Trong khi đó cà chua lại là một thực phẩm có chứa hàm lượng purin khá lớn.

Nếu ăn cà chua khi mắc bệnh gút sẽ khiến bệnh của bạn trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C có trong cà chua cũng sẽ gây ra phản ứng kết tủa khi gặp axit uric vô cùng tai hại cho bạn./.

Theo Nhật Linh (Tổng hợp) / Gia đình Việt Nam