1. Không biết rõ thứ mình muốn

Điều chắc chắn là đại lý không phải chỗ để ai đó bắt đầu tìm kiếm một chiếc xe mới. Người mua hàng thông minh đã bắt đầu việc này nhiều giờ trước đó bằng cách "đào bới" trên mạng, ở những trang tư vấn và hướng dẫn mua xe, nơi có thể học mọi thứ liên quan, từ so sánh giá bán và các đặc điểm, đọc lời phê bình của các chuyên gia và các kết quả chạy thử cũng như dự tính chi phí.

Phần lớn đại lý có bộ phận riêng phụ trách bán hàng qua mạng cho phép khách hàng so sánh những yếu tố nêu trên và thậm chí thỏa thuận giá cả trước khi đặt chân tới bãi để xe.

Việc không xác định được nhu cầu khi chọn xe cũ sẽ khiến người mua như lạc vào một mê cung và rất khó lựa chọn. Do vậy, nên xác định rõ nhu cầu như dùng để đi làm hay đi chơi, số lượng chở người tối đa và dòng xe (sedan, hatchback, SUV,…),… Từ đó, có thể khoanh vùng được tốt nhất chiếc xe cũng như số tiền cần phải chi trả.

13 sai lầm phổ biến thường gặp khi mua ô tô cũ.

13 sai lầm phổ biến thường gặp khi mua ô tô cũ.

2. Không lái thử xe

Rất nhiều người mua xe hơi cũ không dành đủ thời gian ngồi sau tay lái để làm quen với hiệu suất và tính năng của xe. Một chiếc xe đạt tiêu chuẩn nên được kiểm tra bằng nhiều tình huống như chạy trên đường gập ghềnh hoặc xa lộ trơn láng,...

Thời gian để khám phá xe không phải là sau khi đã sở hữu, mà phải được khởi động từ lúc mua xe.

Một phần sáu khách mua xe không hề lái thử chiếc xe mới trước khi mua. Một phần ba khách hàng lại chỉ lái lòng vòng quanh đại lý trong khoảng 10 phút, và chỉ với một xe - hành động bị cho là không hề thông minh. Chỉ khi lái thử, người mua mới có thể biết một chiếc xe phù hợp với mình ra sao.

Trước khi dừng lại ở chiếc xe nào đó và chốt, thì cũng nên thử vài chiếc khác tương tự. Nếu bạn từng lái một chiếc xe cũ trong một thời gian dài, thì xe mới nào cũng mang lại cảm giác tuyệt vời. Tới thăm các đại lý khác nhau và lái thử từ 4 đến 7 xe giúp bạn có được cơ sở thực sự để so sánh. Một số đại lý có thể tìm cách hạn chế cơ hội lái thử.

Nếu thế, hãy ra khỏi đó. Bạn phải được chạy thử cẩn thận và đảm bảo lái được đúng chiếc mà bạn có ý định mua hoặc một chiếc có những trang bị tương tự. Ôtô không phải giày dép: sẽ siêu tốn kém khi phải đổi lại một chiếc xe khi nhận ra rằng nó không hợp với mình.

3. Mặc cả từ giá bán đề xuất

Bạn phải thỏa thuận với đại lý dựa trên giá giao dịch. Giá bán đề xuất (MSRP) dán trên cửa kính không phải điểm xuất phát tốt cho cuộc thảo luận.

Những người thông thạo từng phát hiện ra "hóa đơn đại lý" là thứ mà đại lý thực sự trả cho hãng sản xuất, vì thế tốt hơn là thỏa thuận từ mức đó trở lên chứ không phải từ giá đề xuất ép xuống.

13 sai lầm phổ biến thường gặp khi mua ô tô cũ.

13 sai lầm phổ biến thường gặp khi mua ô tô cũ.

4. Tính chuyện sử dụng tài chính của đại lý

Tốt hơn cả là đi mua xe với các khoản tài chính tách biệt. Hãy xem các tài khoản ngân hàng, và nếu có thể, có được sự chấp thuận để vay tiền mua xe. Sau đó, cần so sánh với những lựa chọn tài chính của đại lý, như trả góp.

Đôi khi, đại lý thực sự đưa ra đề xuất tốt hơn. Nhưng bạn sẽ không thể biết được điều đó nếu không có sự so sánh thực tế.

5. Mua xe dựa trên khoản thanh toán hàng tháng

Khách mua xe nên biết rõ họ có thể chi trả mỗi tháng bao nhiêu, nhưng không nên lấy đó làm cơ sở thỏa thuận và đặc biệt không chia sẻ với nhân viên bán hàng.

Thay vào đó, hãy thỏa thuận giá bán thực tế của chiếc xe mới trước tiên, tách biệt khỏi khoản tiền mặt phải trả, sự trao đổi và những dàn xếp tài chính khác.

Sử dụng các công cụ tính toán trực tuyến hay các ứng dụng trên điện thoại để quy đổi sự cân đối việc vay nợ, các kỳ hạn và mức lãi suất thành một khoản thanh toán hàng tháng.

Nếu đại lý biết bạn mua xe với một khoản thanh toán cố định nào đó, sẽ có thể đưa ra kỳ hạn trả góp hoặc các thỏa thuận tài chính với thời gian thanh toán kéo dài, và cuối cùng bạn sẽ phải trả nhiều hơn tổng chi phí vốn có.

6. Thảo luận đổi chác quá sớm

Gần như luôn có thể bán lại một chiếc xe cũ cao hơn giá mà đại lý đề nghị. Tuy nhiên, rất nhiều khách hàng cảm thấy bất tiện khi lái chiếc xe cũ và xe mới thật hấp dẫn nên không để ý tới điều trên. Nên nghiên cứu giá trị đổi chác trước đó và khước từ các đề nghị hoặc áp lực thảo luận cho đến khi bạn chốt được giá của chiếc xe mới.

Không bao giờ được vội vã trong việc lựa chọn mua xe hơi cũ, vì bản chất xe cũng chỉ hàng hoá. Do đó, nếu hết chiếc này thì các bạn có thể tìm được một chiếc khác hoặc nhà sản xuất sẽ cho loại đó xuất xưởng thêm. Vì thế, đừng vội đưa ra quyết định mua và dành thêm thời gian để suy nghĩ cẩn trọng hơn.

13 sai lầm phổ biến thường gặp khi mua ô tô cũ.

13 sai lầm phổ biến thường gặp khi mua ô tô cũ.

7. Chỉ tới một đại lý

40% khách hàng chỉ tới thăm một đại lý, theo DME Automotive. Nhiều người trong số đó sẽ là khách hàng trung thành khi thấy tin tưởng một đại lý và thương hiệu xe để rồi sau đó tiếp tục quay lại.

Nhưng chính những khách hàng này lại không tận dụng được lợi ích từ việc tìm kiếm thêm ở nơi khác, ít nhất để đảm bảo rằng đại lý mà họ tin tưởng không lợi dụng quan hệ để trục lợi.

8. Quên mất bảo hiểm

Nhiều khách hàng chọn thỏa thuận phù hợp với một khoản thanh toán dự kiến hàng tháng sẽ nhận ra rằng chi phí lái một chiếc xe mới cao hơn so với bảo hiểm đáng có.

Hãy kiểm tra tỷ giá của những chiếc xe mà bạn đang đi với hãng bảo hiểm của mình trước khi tới đại lý. Có thể bạn sẽ tiết kiệm được một khoản bằng việc chọn loại động cơ nhỏ hơn hoặc trang bị ít hơn hoặc một chiếc xe giá cạnh tranh với phí bảo hiểm thấp hơn.

9. Không hỏi những thứ phụ trội khi chốt

Khi bạn ngồi vào bàn và ký giấy tờ, hãy chú ý và chuẩn bị tinh thần nói "không" thật nhiều. Đó là khi đại lý tìm cách bán những thứ như bảo vệ bề mặt, bảo hành thêm, hoặc những phụ kiện không cần thiết hay đắt hơn nhiều so với giá bán bên ngoài.

Hãy chắc chắn rằng bạn không phải tốn thêm tiền cho những thứ đã thỏa thuận trước đó với đại diện bán hàng, như chìa khóa dự phòng thứ 3 hay một lốp dự phòng đúng kích thước.

Đại lý hoàn toàn có thể nhét những thứ trên vào thỏa thuận cuối cùng để trục lợi. Vì thế chỉ trả những khoản phí hợp lý như phí chuyển đổi và thuế hoặc những thứ bạn thật sự quan tâm.

13 sai lầm phổ biến thường gặp khi mua ô tô cũ.

13 sai lầm phổ biến thường gặp khi mua ô tô cũ.

10. Phát sinh bất ngờ khi mua xe

Nhu cầu phát sinh đột ngột là khi người mua xe đột nhiên nhận ra rằng một tính năng nào đó bất ngờ trở nên cần thiết trong quá trình lựa chọn xe. Họ thường bị thuyết phục rằng, đài phát thanh chứng khoán thì rất cần hệ thống âm thanh vòm hoặc đường truyền tối tân và ghế da là điều cần thiết không thể thiếu…

Tốt nhất nên lập một danh sách các tính năng trang bị trên xe và không cho phép các nhu cầu phát sinh ngoài tầm kiểm soát qua truyền miệng từ người bán. Dĩ nhiên, người bán hàng luôn muốn thêm thắt hàng mớ thiết bị vào chiếc xe và hoa hồng sẽ chảy vào túi họ.

11. Ngân sách bội chi

Đây có thể là một trong những sai lầm khá thường gặp ở người dùng khi chọn mua xe. Lúc ở nhà, người mua thường xác định được loại xe, nhu cầu, sở thích cũng như giá tiền phù hợp với ngân sách. Nhưng khi đến các showroom (đại lý bán xe hơi), nhiều người lại thấy rằng chiếc xe đó cao hơn so với chi phí mà bạn muốn bỏ ra cho nó.

Không nên quyết định ngay, hãy cẩn trọng suy xét rằng bạn có mua được chiếc xe đó với ngân sách đó không, chúng không mang lại bất lợi trong tương lai chứ? Khi đã thoả mãn các điều kiện này, việc chọn xe hơi cũ sẽ không còn là gánh nặng với chủ sở hữu.

12. Bán xe cũ cho chính showroom chọn xe

Điều này là hoàn toàn sai lầm, vì nó có thể giúp cho các môi giới có cơ hội để kiếm thêm lợi nhuận cũng như đánh đúng vào tâm lý của bạn. Họ sẽ thuyết phục người mua bằng một chiếc xe mới, có đầy đủ các trang thiết bị cần hoặc đáp ứng được nhu cầu sử dụng.

Nên bán xe cho một đại lý khác, một nơi mà bạn sẽ không có giao dịch nào về sau hoặc tiếp theo để có thể đạt được số tiền thu về cao nhất.

13. Thanh toán qua thẻ

Có thể các bạn thấy hơi buồn cười vì sai lầm này, và hiện nay mọi giao dịch đang được khuyến khích sử dụng thẻ. Tuy nhiên, nên để ý rằng khi giao dịch bằng thẻ, người dùng sẽ phải trả thêm một khoản phí phát sinh khó lường trước được. Do đó, khiến cho việc sở hữu trở thành gánh nặng đối với chủ xe.

Nếu có đủ tiền mặt, nên chi trả một lần duy nhất cho người bán.

 

Theo Duy Phan tổng hợp/Gia Đình Việt Nam