Dưới đây là danh sách 15 món ăn đặc sản của miền Trung mà bạn không thể bỏ qua:

1. Bún bò Huế

 Bún bò là món “dễ gây nghiện” ăn một lần rồi thì muốn ăn hoài và khó cưỡng lại được trước mỗi lần ngửi thấy hương vị của nó tỏa ra. Những lát thịt bò thăn được người nấu khéo léo thái mỏng, trùng nước bún cho chuyển màu nâu nâu nhìn rõ cả những đường gân trăng trắng ngoằn ngoèo bên trong  sau đó được cho vào bát bún nhìn tương phản rõ rệt với những sợi bún trắng, to và tròn. Phủ lên mặt trên của bát bún là lớp váng được tạo thành từ hỗn hợp xả băm, ớt xào với hạt điều sóng sánh màu vàng óng, hành lá và một thứ không thể thiếu trong mỗi tô bún bò đó là một gốc xả nấu chín được bỏ vào cho thêm đậm đà hương sắc.

Bún bò là món “dễ gây nghiện” ăn một lần rồi thì muốn ăn hoài và khó cưỡng lại được trước mỗi lần ngửi thấy hương vị của nó tỏa ra. Những lát thịt bò thăn được người nấu khéo léo thái mỏng, trùng nước bún cho chuyển màu nâu nâu nhìn rõ cả những đường gân trăng trắng ngoằn ngoèo bên trong sau đó được cho vào bát bún nhìn tương phản rõ rệt với những sợi bún trắng, to và tròn. Phủ lên mặt trên của bát bún là lớp váng được tạo thành từ hỗn hợp xả băm, ớt xào với hạt điều sóng sánh màu vàng óng, hành lá và một thứ không thể thiếu trong mỗi tô bún bò đó là một gốc xả nấu chín được bỏ vào cho thêm đậm đà hương sắc.

2. Mì Quảng

Đặc điểm của món ăn này là nước lèo phải sánh và rất ít chỉ đủ thấm và quyện vào từng sợi mì và làm mềm những món rau ăn kèm. Ăn kèm với bánh tráng (bánh đa) cùng các loại rau như xà lách, bắp chuối, diếp cá, rau húng, rau quế, rau cải, hành, mùi và một trái ớt sừng, những nguyên liệu đó hòa quyện vào nhau làm tăng thêm hương vị của tô mì Quảng.

Đặc điểm của món ăn này là nước lèo phải sánh và rất ít chỉ đủ thấm và quyện vào từng sợi mì và làm mềm những món rau ăn kèm. Ăn kèm với bánh tráng (bánh đa) cùng các loại rau như xà lách, bắp chuối, diếp cá, rau húng, rau quế, rau cải, hành, mùi và một trái ớt sừng, những nguyên liệu đó hòa quyện vào nhau làm tăng thêm hương vị của tô mì Quảng.

3. Bánh xèo Miền Trung

Bánh xèo miền Trung hấp dẫn thực khách không bởi vẻ ngoài và hình dáng to lớn mà bởi hương vị thơm ngon tỏa ra từ những chiếc bánh xèo nóng hổi. Chiếc bánh đơn giản với bột gạo, nhân tôm, thịt, giá đỗ…ăn kèm với rau sống luôn làm nức lòng các thực khách gần xa. Bánh xèo ngon không chỉ bởi hương vị mà còn bởi đc ăn kèm với nước chấm và rau sống. Nước mắm cũng được pha chua ngọt cho giảm đi độ mặn còn rau sống gồm cải non, chuối chát, khế, diếp cá, đọt xoài, rau húng, rau quế, xà lách và đặc biệt là bắp chuối thái nhỏ. Trong rau sống bánh xèo mà không có bắp chuối thái nhỏ thì vị ngon của nó giảm đi rất nhiều. Không quá ồn ảo và nổi tiếng như bánh xèo miền Trung vẫn giữ một vị trí rất riêng trong thú vui ẩm thực trên khắp mọi miền.

Bánh xèo miền Trung hấp dẫn thực khách không bởi vẻ ngoài và hình dáng to lớn mà bởi hương vị thơm ngon tỏa ra từ những chiếc bánh xèo nóng hổi. Chiếc bánh đơn giản với bột gạo, nhân tôm, thịt, giá đỗ…ăn kèm với rau sống luôn làm nức lòng các thực khách gần xa. Bánh xèo ngon không chỉ bởi hương vị mà còn bởi đc ăn kèm với nước chấm và rau sống. Nước mắm cũng được pha chua ngọt cho giảm đi độ mặn còn rau sống gồm cải non, chuối chát, khế, diếp cá, đọt xoài, rau húng, rau quế, xà lách và đặc biệt là bắp chuối thái nhỏ. Trong rau sống bánh xèo mà không có bắp chuối thái nhỏ thì vị ngon của nó giảm đi rất nhiều. Không quá ồn ảo và nổi tiếng như bánh xèo miền Trung vẫn giữ một vị trí rất riêng trong thú vui ẩm thực trên khắp mọi miền.

4. Cơm gà Tam Kỳ (Quảng Nam)

Cơm gà dùng loại gà thả vườn thịt chắc mềm, da giòn đem luộc chín rồi xé phay. Người ta dùng nước luộc gà nấu cơm nên hạt cơm thơm ngon hấp dẫn. Món cơm gà Tam Kỳ ăn kèm với rau răm, rau thơm, hành tím ngâm chua, đu đủ, nhất là không thể thiếu chén muối ớt chanh hay chén nước mắm pha tỏi ớt, chanh, đường vừa sánh vừa cay.

Cơm gà dùng loại gà thả vườn thịt chắc mềm, da giòn đem luộc chín rồi xé phay. Người ta dùng nước luộc gà nấu cơm nên hạt cơm thơm ngon hấp dẫn. Món cơm gà Tam Kỳ ăn kèm với rau răm, rau thơm, hành tím ngâm chua, đu đủ, nhất là không thể thiếu chén muối ớt chanh hay chén nước mắm pha tỏi ớt, chanh, đường vừa sánh vừa cay.

5. Bánh canh hẹ (Phú Yên)

Sợi bánh canh bột gạo mềm dai không bở, thịt cá giã nhuyễn, làm thành miếng to hấp chín rồi chiên vàng. Nước dùng nấu từ cá nên ngọt thanh. Cũng là món bánh canh chả cá quen thuộc nhưng người Phú Yên đã tạo điểm nhấn cho món ăn bằng màu xanh cùng vị thơm nồng của hẹ. Tô bánh canh màu sắc hài hòa, lại dậy lên mùi thơm hấp dẫn khiến không thực khách nào có thể chối từ. Đây là món ăn sáng quen thuộc mà du khách nhớ thử qua khi du lịch đến xứ sở “hoa vàng trên cỏ xanh”.

Sợi bánh canh bột gạo mềm dai không bở, thịt cá giã nhuyễn, làm thành miếng to hấp chín rồi chiên vàng. Nước dùng nấu từ cá nên ngọt thanh. Cũng là món bánh canh chả cá quen thuộc nhưng người Phú Yên đã tạo điểm nhấn cho món ăn bằng màu xanh cùng vị thơm nồng của hẹ. Tô bánh canh màu sắc hài hòa, lại dậy lên mùi thơm hấp dẫn khiến không thực khách nào có thể chối từ. Đây là món ăn sáng quen thuộc mà du khách nhớ thử qua khi du lịch đến xứ sở “hoa vàng trên cỏ xanh”.

6. Báng tráng thịt heo (Đà Nẵng)

hịt luộc vừa tới, trắng thơm, mỡ trong và da mềm không bị khô. Khi ăn, bạn đặt miếng bánh tráng phơi sương lên dĩa bánh ướt, vuốt nhẹ để miếng bánh ướt dính vào bánh tráng rồi mới cho vào rau sống các loại. Chén mắm nêm để chấm được thêm gừng, sả, ớt, chanh càng làm món ăn đậm đà hương vị khó quên. Bạn sẽ thấy người ta thường dọn lên bánh tráng mè nướng để ăn kèm cho vui với món đặc sản này.

Yêu cầu đối với món báng tráng thịt heo đó là thịt luộc vừa tới, trắng thơm, mỡ trong và da mềm không bị khô. Khi ăn, bạn đặt miếng bánh tráng phơi sương lên dĩa bánh ướt, vuốt nhẹ để miếng bánh ướt dính vào bánh tráng rồi mới cho vào rau sống các loại. Chén mắm nêm để chấm được thêm gừng, sả, ớt, chanh càng làm món ăn đậm đà hương vị khó quên. Bạn sẽ thấy người ta thường dọn lên bánh tráng mè nướng để ăn kèm cho vui với món đặc sản này.

7. Cao lầu (Hội An)

Cao lầu là một món ăn độc đáo từ tên gọi cho đến cách chế biến. Thành phần món ăn gồm sợi mì tươi, một ít sợi mì khô chiên giòn, xá xíu ít nước xắt lát, rau sống và sốt lấy từ nước luộc thịt. Sợi mì được làm công phu theo quy trình gạo thơm ngâm nước tro, lọc kỹ, xay, bòng, rã nước, nhồi, hấp nhiều lần rồi phơi khô. Khi ăn, mì được tráng qua nước sôi để giữ độ dai, giòn. Vị sần sật của sợi mì tươi, giòn rụm của sợi mì cắt vuông chiên giòn hòa cùng vị mềm thơm của xá xíu và vị đa dạng của nhiều loại rau như húng lủi, rau đắng, cải con sẽ mang lại cho du khách một trải nghiệm ẩm thực vô cùng đặc biệt.

Cao lầu là một món ăn độc đáo từ tên gọi cho đến cách chế biến. Thành phần món ăn gồm sợi mì tươi, một ít sợi mì khô chiên giòn, xá xíu ít nước xắt lát, rau sống và sốt lấy từ nước luộc thịt. Sợi mì được làm công phu theo quy trình gạo thơm ngâm nước tro, lọc kỹ, xay, bòng, rã nước, nhồi, hấp nhiều lần rồi phơi khô. Khi ăn, mì được tráng qua nước sôi để giữ độ dai, giòn. Vị sần sật của sợi mì tươi, giòn rụm của sợi mì cắt vuông chiên giòn hòa cùng vị mềm thơm của xá xíu và vị đa dạng của nhiều loại rau như húng lủi, rau đắng, cải con sẽ mang lại cho du khách một trải nghiệm ẩm thực vô cùng đặc biệt.

8. Cơm Hến (Huế)

Tô cơm hến vừa thơm, vừa có vị ngọt của hến, của nước luộc hến. Có thể nói cơm hến là món ăn cay nhất trong ẩm thực Huế, vừa ăn vừa xuýt xoa, ăn đến đâu mồ hôi chảy ra đến đấy, nhưng với người Huế như vậy mới đã, mới thấm và mới cảm nhận được hết hương vị thơm ngon của món ăn.

Tô cơm hến vừa thơm, vừa có vị ngọt của hến, của nước luộc hến. Có thể nói cơm hến là món ăn cay nhất trong ẩm thực Huế, vừa ăn vừa xuýt xoa, ăn đến đâu mồ hôi chảy ra đến đấy, nhưng với người Huế như vậy mới đã, mới thấm và mới cảm nhận được hết hương vị thơm ngon của món ăn.

9. Bánh canh cá lóc (Quảng Trị)

Chỉ với bánh canh, thịt cá lóc, chút hành ớt, người Quảng Trị đã làm nên một món ăn dân dã rất độc đáo, lại có tính hàn giúp giải nhiệt, phù hợp điều kiện sống quanh năm khô hạn của vùng đất này.  Sợi bánh canh làm từ bột gạo tẻ và bột gạo lứt nên có vị dai đặc trưng. Thịt cá lóc luộc chín, lóc xương, rim vàng ươm. Xương cá được tận dụng giã nhuyễn cho vào nồi nước dùng để tạo vị ngon ngọt tự nhiên. Hương vị của tô bánh canh bốc khói nghi ngút, thơm mùi hành, cay nồng ớt bột thật đậm đà khó quên.

Chỉ với bánh canh, thịt cá lóc, chút hành ớt, người Quảng Trị đã làm nên một món ăn dân dã rất độc đáo, lại có tính hàn giúp giải nhiệt, phù hợp điều kiện sống quanh năm khô hạn của vùng đất này. Sợi bánh canh làm từ bột gạo tẻ và bột gạo lứt nên có vị dai đặc trưng. Thịt cá lóc luộc chín, lóc xương, rim vàng ươm. Xương cá được tận dụng giã nhuyễn cho vào nồi nước dùng để tạo vị ngon ngọt tự nhiên. Hương vị của tô bánh canh bốc khói nghi ngút, thơm mùi hành, cay nồng ớt bột thật đậm đà khó quên.

10. Bún cá dầm (Nha Trang)

Bún cá dầm là món ăn bình dị của thành phố biển. Được nấu với cá dầm, là loại cá đặc sản nổi tiếng ở vùng biển Khánh Hòa. Cá còn sống được làm sạch, luộc chín, bỏ da và xương, thịt cá được thái thành từng khúc vừa ăn. Nước dùng không nấu từ xương heo mà từ xương của các loại cá như cá thu, cá cờ hoặc mua các loại cá nhỏ về ninh để lấy nước. Nhờ đó nên nước dùng có vị ngọt thanh rất tự nhiên, không lẫn vào đâu được.

Bún cá dầm là món ăn bình dị của thành phố biển. Được nấu với cá dầm, là loại cá đặc sản nổi tiếng ở vùng biển Khánh Hòa. Cá còn sống được làm sạch, luộc chín, bỏ da và xương, thịt cá được thái thành từng khúc vừa ăn. Nước dùng không nấu từ xương heo mà từ xương của các loại cá như cá thu, cá cờ hoặc mua các loại cá nhỏ về ninh để lấy nước. Nhờ đó nên nước dùng có vị ngọt thanh rất tự nhiên, không lẫn vào đâu được.

11. Bánh nậm (Huế)

Bánh nậm là món bánh mặn được nhiều người yêu thích khi đến Huế. Bánh nậm gồm có 2 loại là bánh mặn nhân tôm thịt và bánh chay nhân nấm, cà rốt.

Bánh nậm là món bánh mặn được nhiều người yêu thích khi đến Huế. Bánh nậm gồm có 2 loại là bánh mặn nhân tôm thịt và bánh chay nhân nấm, cà rốt.

12. Gỏi cá mai (Ninh Thuận)

Cá mai trông tương tự cá cơm, mình trơn, dẹp, có một lớp vẩy bạc bao quanh. Để thực hiện món gỏi cá mai, kỳ công nhất ở khâu rút xương và lấy giấy thấm thật khô từng con cá. Sau đó cá được làm tái chín bằng me, chanh hoặc giấm để thịt chuyển từ màu trắng trong sang trắng đục. Tiếp đến, rắc lên cá một lớp thính, trộn cùng các loại rau như cà rốt thái sợi, hành tây thái mỏng, húng lủi, rau răm thái nhỏ, đậu phộng rang, rưới thêm chút nước mắm tỏi ớt. Bạn sẽ khó thể chối từ món gỏi cá mai cuốn bánh tráng với xà lách, khế chua, dưa leo, chuối chát, rau thơm.

Cá mai trông tương tự cá cơm, mình trơn, dẹp, có một lớp vẩy bạc bao quanh. Để thực hiện món gỏi cá mai, kỳ công nhất ở khâu rút xương và lấy giấy thấm thật khô từng con cá. Sau đó cá được làm tái chín bằng me, chanh hoặc giấm để thịt chuyển từ màu trắng trong sang trắng đục. Tiếp đến, rắc lên cá một lớp thính, trộn cùng các loại rau như cà rốt thái sợi, hành tây thái mỏng, húng lủi, rau răm thái nhỏ, đậu phộng rang, rưới thêm chút nước mắm tỏi ớt. Bạn sẽ khó thể chối từ món gỏi cá mai cuốn bánh tráng với xà lách, khế chua, dưa leo, chuối chát, rau thơm.

13. Bánh đập

Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Ngãi, Đà Nẵng... là những địa phương gắn liền với món ăn này.  Bánh đập là sự kết hợp giữa bánh tráng nướng, bánh ướt, ăn kèm với thịt nướng hoặc bạn có thể ăn với thịt luộc hay lòng lợn... cùng chén mắm nêm với vị cay đặc trưng của người dân miền biển. Cái giòn rụm của bánh tráng, cái mềm dẻo của bánh ướt hòa quyện vào nhau trong cái đậm đà của mắm nêm, miếng thịt nướng chín vàng, thơm phức đem lại cảm giác ngon miệng thích thú.

Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Ngãi, Đà Nẵng... là những địa phương gắn liền với món ăn này. Bánh đập là sự kết hợp giữa bánh tráng nướng, bánh ướt, ăn kèm với thịt nướng hoặc bạn có thể ăn với thịt luộc hay lòng lợn... cùng chén mắm nêm với vị cay đặc trưng của người dân miền biển. Cái giòn rụm của bánh tráng, cái mềm dẻo của bánh ướt hòa quyện vào nhau trong cái đậm đà của mắm nêm, miếng thịt nướng chín vàng, thơm phức đem lại cảm giác ngon miệng thích thú.

14. Bún cá ngừ

Bún cá ngừ um là món ăn bình dân của người dân miền Trung. Món ăn này được chế biến rất đơn giản, vài lát cá tươi, hành tây thái mỏng, ớt trái. Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi và đặt lên bếp, để lửa hơi lớn. Sau khi thấy nồi cá sôi thì cho nhỏ lửa để gia vị thấm đều vào từng thớ thịt cá. Một đĩa rau gồm xà lách, bắp chuối thái mỏng, vài cọng húng quế, giá sống, đĩa bún tươi, chén ớt xanh... là đầy đủ cho một bữa ăn ngon.

Bún cá ngừ um là món ăn bình dân của người dân miền Trung. Món ăn này được chế biến rất đơn giản, vài lát cá tươi, hành tây thái mỏng, ớt trái. Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi và đặt lên bếp, để lửa hơi lớn. Sau khi thấy nồi cá sôi thì cho nhỏ lửa để gia vị thấm đều vào từng thớ thịt cá. Một đĩa rau gồm xà lách, bắp chuối thái mỏng, vài cọng húng quế, giá sống, đĩa bún tươi, chén ớt xanh... là đầy đủ cho một bữa ăn ngon.

15. Bún sứa (Nha Trang)

Đến thành phố biển Nha Trang, bún sứa là món ăn mà du khách không thể bỏ qua. Sứa để làm bún là loại nhỏ bằng đầu ngón tay cái, màu trắng đục, mình dày, nhìn giống như cơm trái dừa nước. Bát bún sứa nghi ngút khói với lớp bề mặt đầy thịt sứa giòn rụn và những khối nhỏ thịt nạc cá dầm trông rất thơm. Du khách sẽ thấy thêm ngon khi ăn kèm với rau sống đủ loại, như xà lách, giá, rau thơm… Chút ớt đỏ the cay sẽ tô điểm cho hương vị món ăn thêm đặc sắc.

Đến thành phố biển Nha Trang, bún sứa là món ăn mà du khách không thể bỏ qua. Sứa để làm bún là loại nhỏ bằng đầu ngón tay cái, màu trắng đục, mình dày, nhìn giống như cơm trái dừa nước. Bát bún sứa nghi ngút khói với lớp bề mặt đầy thịt sứa giòn rụn và những khối nhỏ thịt nạc cá dầm trông rất thơm. Du khách sẽ thấy thêm ngon khi ăn kèm với rau sống đủ loại, như xà lách, giá, rau thơm… Chút ớt đỏ the cay sẽ tô điểm cho hương vị món ăn thêm đặc sắc.

Theo Nhật Linh (Tổng hợp) / Gia đình Việt Nam