Hãy trân trọng giấc ngủ và luôn để bản thân ở trạng thái thoải mái nhất khi ngủ bởi giấc ngủ đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người.

Trung bình mỗi người một ngày ngủ 8 tiếng đống hồ, nghĩa là chúng ta phải dành hơn khoảng 35% thời gian sống của chúng ta để ngủ.

Tuy nhiên nhiều thói quen ngủ hàng ngày của chúng ta tưởng chừng như vô hại nhưng lại đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của chính chúng ta. Nếu bạn có một trong số những thói quen dưới đây, hãy thay đổi nó để có được giấc ngủ trọn vẹn. 

1. Đi ngủ trong trạng thái say rượu bia. 

Ngủ trong trạng thái ngà ngà say bia rượu có khả năng gây ra các bệnh về tim mạch và cao huyết áp. Đồng thời ngủ ở trạng thái say sẽ khiến cơ thể bạn chìm sâu trong hỗn loạn và gây ra mệt mỏi khi thức dậy vào sáng hôm sau. 

2. Đi ngủ khi đang tức giận

Tức giận trước khi đi ngủ rất khó để con người có một giấc ngủ ngon, bởi bạn có thể gặp rắc rối về nhịp thở.

3. Ăn no trước khi đi ngủ

Ăn quá no trước khi ngủ cũng gây hại cho giấc ngủ.

Ăn quá no trước khi ngủ cũng gây hại cho giấc ngủ.

Ăn quá no trước khi ngủ là ép dạ dày phải tăng tốc độ tiêu hóa, thay vì nghỉ ngơi để toàn bộ cơ thể được thư giãn và chìm vào giấc ngủ.

Để có giấc ngủ ngon hãy uống một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng. Sữa ấm sẽ giúp bạn dễ ngủ và có một giấc ngủ sâu. 

4. Không tẩy trang trước khi ngủ 

Mỹ phẩm bám lại trên da, che kín lỗ chân lông, cản trở quá trình tiết mồ hôi và những chất gây hại ra khỏi cơ thể. Lâu dần, nó sẽ gây tổn thương cho da, da dễ bị viêm nhiễm và nhanh lão hoá.

5. Đeo trang sức khi đi ngủ 

Một số trang sức làm bằng kim loại hoặc nhựa không sạch sẽ cọ sát với da khiến da bị dị ứng, hoặc truyền các loại vi khuẩn nấm mốc vào cơ thể.

Hãy nhớ tháo trang sức trước khi đi ngủ.

Hãy nhớ tháo trang sức trước khi đi ngủ.

Ngoài ra, đeo trang sức khi ngủ sẽ gây trở ngại cho tuần hoàn máu và trao đổi chất trong cơ thể do mạch máu không được thông thoáng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến da bạn gái nhanh bị lão hoá.

6. Mặc đồ ngủ quá chật 

Một trong các nghiên cứu gần đây cho thấy những bộ đồ ngủ bó sát ôm chặt lấy cơ thể gây cản trở cho một giấc ngủ tốt, làm tăng nhiệt đồ cơ thể và mức melatonin làm bạn cảm thấy mệt mỏi hơn cả khi chưa ngủ. 

7. Mặc áo lót khi ngủ 

Nghiên cứu cho thấy, nữ giới mặc áo lót hơn 17 tiếng một ngày có nguy cơ mắc chứng sưng tấy tuyến vú cao hơn 21 lần so với người có thời gian mặc ít hơn.

Mặc áo lót khi ngủ còn khiến nữ giới tăng khả năng mắc bệnh ung thư vú. 

8. Mặt đối mặt với người bên cạnh

Không nên đối mặt nhau khi ngủ.

Không nên đối mặt nhau khi ngủ.

Nằm đối mặt và sát với người bên cạnh khi ngủ. Thói quen này khiến não dễ thiếu oxy, gây mất ngủ và chóng mặt. 

9. Gối đầu tay

Khi ngủ, cho hai tay làm gối, ngoài gây ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu, gây tê tay, đau cơ bắp còn gây áp lực cho cơ bụng. Nếu kéo dài, sẽ gây viêm đường ruột do ruột bị co thắt quá mạnh.

10. Trùm chăn kín mặt

Cách làm này khiến hoạt động hô hấp gặp khó khăn do lượng oxy bị thiếu hụt, thay vào đó toàn là khí cacbonic không thể thoát ra ngoài.

Từ đó ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu, hô hấp và gây tổn thương tới đại não. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây khó ngủ, dễ mộng mị. Khi tỉnh dậy thường đau đầu, cơ thể mệt mỏi, tinh thần căng thẳng, khó chịu.

11. Gối quá cao hoặc quá thấp 

Gối quá cao hoặc thấp đều có ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Gối quá cao hoặc thấp đều có ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Về mặt sinh lý, độ cao gối lý tưởng nhất vào khoảng 8 – 12 cm. Gối quá thấp dễ làm máu dồn lên não quá nhanh và nhiều, gây quầng thâm ở mắt, đau đầu, nặng đầu khi thức giấc.

Nếu gối quá cao, sẽ gây trở ngại quá trình hô hấp, không những gây đau cổ mà còn khiến ngáy to, ảnh hưởng đến người bên cạnh.

12. Nằm sấp và nằm nghiêng

Bạn có biết rằng những vết nhăn trên má của bạn được tạo ra từ gối khi ngủ. Bác sĩ da liễu đã khuyên dùng những chất liệu mềm để làm gối tránh những vết nhăn khi áp vào gối lâu ngày gây ra và việc nằm ngửa cũng giúp phòng tránh điều đó.

Đồng thời nằm sấp hoặc nằm nghiêng quá lâu cũng gây sức ép lên tim của bạn khiến chức năng tim phải làm việc quá sức. 

13. Ngủ gần điện thoại di động đang bật 

Ngủ gần điện thoại di động là một thói quen không hề tốt, bởi nó có thể phá hỏng giấc ngủ, về lâu dài sẽ gây ra các rối loạn giấc ngủ và thậm chí là làm tăng nguy cơ ung thư.

Sóng điện thoại rất hại cho não khi ngủ.

Sóng điện thoại rất hại cho não khi ngủ. 

Sóng bức xạ của điện thoại di động gây ảnh hưởng rất lớn đến não bộ. Nó có thể tác động lên hệ thần kinh trung ương. Hậu quả là làm xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ mê, rụng tóc, có người còn có cảm giác như bị kim châm ở mặt…
 
Nếu sử dụng điện thoại thời gian dài, đặc biệt là để điện thoại ở bên cạnh trong lúc ngủ còn có thể làm tăng nguy cơ bị khối u ở não. Vì thế, hãy tắt nguồn hoặc để chế độ máy bay (airplane mode) khi ngủ. 

14. Để đèn khi ngủ

Nhà nghiên cứu về bệnh ung thư, Richard Stevens ở Đại học Y Connecticut, Hoa Kỳ cho rằng, không gian đủ tối khi đi ngủ có một vai trò cực kỳ quan trọng.

Stevens chỉ ra một số bằng chứng cho thấy ánh sáng từ môi trường trong phòng ngủ vào ban đêm có khả năng là tăng nguy cơ bị bệnh trầm cảm, béo phì.

Đồng thời, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng nó còn có khả năng dẫn tới bệnh ung thư vú. Do vậy, nếu để đèn khi ngủ là thói quen không thể thay đổi được, các chuyên gia khuyên bạn nên dùng ánh sáng đỏ vì nó gây ảnh hưởng ít nhất tới chu kỳ sinh học của con người.

Để có được giấc ngủ khoa học, bạn nên tắt tất cả các nguồn điện trước khi lên giường.

15. Ngủ ở nhiệt độ cao

Một căn phòng quá ấm áp không phải là một nơi nghỉ ngơi tốt như bạn nghĩ. Với nhiệt độ hơn 25 độ C, căn phòng sẽ không giúp bạn gửi tín hiệu cho bộ não để có một giấc ngủ sâu.

Căn phòng cần thoáng khí và đủ mát cho một giấc ngủ tốt và cơ thể sẽ làm việc để hoàn thiện lại vẻ đẹp, tái tạo da và nhiều hơn nữa.

Theo Bùi Nguyễn/ Gia đình Việt Nam