4G (Fourth Generation) hay còn được gọi là LTE (Long Term Evolution) là tên được đặt cho thế hệ thứ tư của điện thoại di động.

Các thế hệ được xác định bởi các loại kết nối có sẵn trên mỗi điện thoại - rất có thể là tại thời điểm này bạn có một 3G (thế hệ thứ ba) điện thoại, có thể làm những việc như truy cập internet và các dòng video đến điện thoại của bạn.

Hiện, thế giới đang tồn tại 2 chuẩn công nghệ lõi của mạng 4G là WiMax và Long Term Evolution (LTE).

WiMax là chuẩn kết nối không dây được phát triển bởi IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers).

LTE là chuẩn do 3GPP, một bộ phận của liên minh các nhà mạng sử dụng công nghệ GSM.

LTE là viết tắt của Long Term Evolution, và là tên cho các tiêu chuẩn công nghệ làm nền tảng 4G. LTE là tập hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật mà điện thoại thông minh 4G phải đáp ứng để làm việc với mạng 4G.

Tính đến giữa năm 2015, trên thế giới đã có hơn 100 nước với rất nhiều nhà mạng thương mại hóa công nghệ 4G. Tuy nhiên, tại Việt Nam thì việc triển khai 4G mới chỉ diễn ra mới đây và đang trong tình trạng đưa vào thử nghiệm.

Một phần vì khoản tài chính đầu tư vào công nghệ này lớn và một phần khác là do công nghệ 3G ở Việt Nam hiện vẫn chưa được tận dụng tối đa hoặc vì lo ngại người dùng không mặn mà bởi giá thành công nghệ mới sẽ cao.

Bởi sự chưa phổ cập này mà không ít người dùng băn khoăn có nên chuyển sang dùng 4G trong tương lai hay không và còn rất "mù mờ" về những "công hiệu" của thế hệ công nghệ điện thoại di động mới này.

Dưới đây là 5 nguyên nhân mà bạn có thể xem xét để quyết định có nên dùng 4G hay không.

Công nghệ mới

Trước hết, nguyên nhân chủ chốt nhất là do đây là bước cải tiến của công nghệ, không có lý do gì mà chúng ta lại "bảo thủ" giữ cái cũ mà không tiếp nhận, thử nghiệm cái mới.

Tốc độ nhanh

Các nhà cung cấp dịch vụ sử dụng công nghệ WiMax thường quảng cáo mạng của họ có tốc độ tải xuống (download) từ 2 Mbps đến 6 Mbps và đỉnh điểm nhất có thể lên tới 10 Mbps hoặc cao hơn chút nữa.

Trong khi đó, Verizon - nhà mạng triển khai mạng LTE tại Mỹ vào thời điểm cuối năm 2010 cho biết, dịch vụ của họ sẽ có tốc độ khoảng từ 5 - 12 Mbps.

Hiện tại, hầu hết các mạng 3G đều có tốc độ từ 400 kilobit/s cho đến 1,5 Mbps, tức là tốc độ của 4G sẽ gấp từ 4-10 lần tốc độ của 3G.

Mạng 4G có tốc độ nhanh gấp 4-10 lần so với 3G

Độ phủ sóng rộng, là niềm hi vọng của các vùng dân cư

Một trong những điểm “lợi hại” của mạng 4G chính là việc nó có thể thay thế một cách hoàn hảo các đường truyền Internet cố định (kể cả đường truyền cáp quang) với tốc độ không thua kém.

Đồng thời, vùng phủ sóng cũng rộng lớn hơn và có tính di động rất cao. 

Với chi phí rẻ hơn và tốc độ cao hơn hẳn 3G thì 4G được hi vọng là giải pháp hoàn hảo nhất cho các chương trình “phổ cập Internet băng rộng” tại hầu hết các quốc gia.

Và đây cũng chính là niềm hy vọng của những khu vực dân cư thưa, địa hình phức tạp và thu nhập thấp.

Giá thành thấp

Tại các quốc gia trên thế giới đã đưa vào sử dụng 4G thì 4G đã tỏ rõ ưu thế và sự hấp dẫn về mặt chi phí so với 3G.

Được biết, trong khoảng năm 2010, Liên minh Clearwire/Sprint đã áp dụng các gói cước “không hạn chế dung lượng” với giá chỉ 10 đến 20 USD/tháng trong khi một gói cước 3G tại Mỹ, người dùng phải trả khoảng 60 USD nhưng bị giới hạn dung lượng không quá 5 GB.

Có thể thay thế mạng internet cố định

4G có tốc độ nhanh và độ phủ sóng rộng

Theo nhiều ý kiến thì 4G có thể khiến các mạng Internet cố định bị “tuyệt chủng” trừ phi khách hàng muốn có một đường truyền riêng (leased line).

Bởi lẽ, với tốc độ cao hơn hẳn và sự tiện dụng thì các dịch vụ cao cấp như sử dụng ứng dụng di động, trên video trực tiếp trên mạng, hội nghị truyền hình hay chơi game trực tuyến… thực sự sẽ bùng nổ trong tương lai.

Ngoài ra, có một số điều khác nữa mà bạn cần biết về 4G:

- Không thể dùng điện thoại 3G hay USB 3G để kết nối 4G vì 2 công nghệ này sử dụng các dải băng tần khác nhau.

- Tạm thời thì công nghệ 4G chưa hỗ trợ gọi điện thoại

- Hiện tại, mạng 4G đã có nhưng chỉ ở một số nơi nhất định. Dự kiến sẽ sớm được phổ biến và đưa vào sử dụng trên toàn thế giới trong tương lai.

Theo Duy Minh (Tổng hợp)/Gia đình Việt Nam