Sự phát triển của khoa học đã chứng minh rất nhiều sai lầm trong cách nuôi nấng và chăm sóc trẻ em của những bà mẹ Việt. Tuy nhiên có nhiều sai lầm đã thành thói quen và ăn sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ khiến mẹ Việt vẫn không thay đổi. 

Những sai lầm trong cách chăm sóc trẻ sẽ khiến cho trẻ không thể phát triển được ở điều kiện tốt nhất, đồng thời cũng làm phát sinh nhiều vấn đề có ảnh hưởng tới sức khỏe và kỹ năng của trẻ. 

Các mẹ nuôi con nhỏ cần tránh những thói quen sau để đảm bảo cho trẻ nhận được sự chăm sóc khoa học và toàn diện nhất. 

1. Cho con vừa ăn vừa uống 

Hiện nay đã có rất nhiều phương pháp ăn dặm mới để thúc đẩy sự phát triển của trẻ song nhiều bà mẹ vẫn lựa chọn cho trẻ ăn cháo, bột xay nhỏ. Trong trường hợp trẻ không chịu ăn thì thường dùng nước để khiến trẻ nuốt và rất nhiều gia đình đã xảy ra cảnh mỗi thìa cháo là một thìa nước để trẻ nuốt thức ăn. 

Cho bé vừa ăn vừa uống sẽ hại dạ dày của bé.

Cho bé vừa ăn vừa uống sẽ hại dạ dày của bé.

Đây là một thói quen rất xấu vì điều này vô tình sẽ hình thành ở con thói quen là phải có nước mới chịu nuốt thức ăn. Nhiều bé thậm chí không chịu nhai, mà đợi mẹ cho uống nước rồi nuốt chửng, về lâu dài sẽ vô cùng có hại cho dạ dày của trẻ, bởi thức ăn không được nghiền nát trước khi nuốt, dẫn đến gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

Chưa kể đến cách ăn này còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, bởi thức ăn chưa được nhai mà nuốt xuống dễ mắc vào thực quản, hoặc khiến con bị nghẹn, vô cùng nguy hiểm.

2. Nêm gia vị vào đồ ăn của trẻ dưới 1 tuổi 

Nhiều người có thói quen nêm gia vị vào cháo bột, thức ăn của trẻ ăn dặm như người lớn. Đây là một sai lầm rất trầm trọng vì lúc này hệ thống các cơ quan trong cơ thể của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện và còn non nớt, nhất là thận.

Nếu nêm muối hoặc nước mắm, bột ngọt hay đường vào cháo/bột, bộ phận này của trẻ không thể chuyển hóa được. Chúng sẽ làm tổn thương thận, thậm chí não của đứa trẻ.

Không nên nêm gia vị cho đồ ăn của trẻ dưới 1 tuổi.

Không nên nêm gia vị cho đồ ăn của trẻ dưới 1 tuổi.

Thêm vào đó, thói quen không tốt này của các mẹ vô tình tạo cho con thói quen ăn mặn, ngọt khi lớn hơn. Ăn quá mặn hoặc quá ngọt cũng sẽ kéo theo nhiều bệnh lý khác về sau này cho bé. 

Do đó, chuyên gia khuyến cáo các mẹ tuyệt đối không nên nêm thêm bất kỳ gia vị nào khác (trừ dầu ăn/mỡ) vào đồ ăn dặm của trẻ. Muối và độ ngọt cần thiết cho bé đã được cung cấp đầy đủ trong rau củ quả và sữa mẹ. 

3. Nhá cơm cho con 

Nhá cơm cho con ăn là cách nuôi con đã từ rất lâu trước đây và nhiều bà mẹ đến bây giờ vẫn học theo với suy nghĩ sẽ giúp con dễ ăn hơn. Những điều này vô cùng tai hại.

Bởi nó tiềm ẩn nguy cơ truyền nhiễm các vi khuẩn gây hại từ miệng của mẹ sang con. Bên cạnh đó, quá trình mẹ nhai thức ăn đã nuốt mất nhiều dưỡng chất, nên khi con ăn gần như chỉ còn lại bã.

Ngoài ra, việc nhá cơm cho con ăn còn khiến trẻ lười ăn và lười nhai. Bởi khi mẹ đã nhá qua thì thức ăn không còn giữ được hương vị ban đầu nữa.

Nhá cơm cho con khiến lây lan rất nhiều vi khuẩn.

Nhá cơm cho con khiến lây lan rất nhiều vi khuẩn.

Ngày nay các loại vi khuẩn và virus gây hại ngày càng tiến hóa và khó tiêu diệt hơn rất nhiều, đồng thời rất nhiều căn bệnh nguy hiểm mới xuất hiện. Do đó, không có lý do gì để chúng ta học theo cách chăm con đã lỗi thời của thế hệ trước.

Chúng ta cần tiếp thu những kinh nghiệm tốt của dân gian, đồng thời cần loại bỏ những thói quen không phù hợp với lối sống hiện đại, để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

4. Không cho con bú khi mẹ bị ốm 

Đối với các bệnh nguy hiểm có khả năng lây nhiễm thì mẹ cần cách ly con để tránh lây sang con và đồng thời điều trị bằng thuốc nên ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.

Tuy nhiên nếu mẹ chỉ bị cảm lạnh hay một bài bệnh vặt nào đó thì hoàn toán có thể cho con bú sữa mẹ. Các mẹ đừng nên sợ hãi mà hay thế bằng sữa công thức bởi các bệnh vặt thông thường như cảm lạnh, sổ mũi, nhức đầu… không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.

Cảm lạnh hoặc bệnh vặt không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.

Cảm lạnh hoặc bệnh vặt không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.

Do đó, mẹ có thể vắt sữa ra để cho con bú bình, hoặc cho con bú nhưng đeo khẩu trang để phòng tránh lây truyền cảm lạnh sang con.

Sữa mẹ là cực kỳ cần thiết với trẻ nhỏ, vì thế, chỉ trừ trường hợp bất khả kháng, còn lại hãy cố gắng cho con bú sữa mẹ. 

Tham khảo thêm: Tác hại bất ngờ của đèn ngủ tới trẻ sơ sinh

5. Bật đèn sáng khi trẻ ngủ 

Theo kinh nghiệm chăm con truyền lại thì khi trẻ mới sinh ra gia đình cần phải để đèn sáng khi ngủ để trẻ tránh giật mình hoặc sợ hãi khi tỉnh dậy. Việc để đèn sáng cũng thuận tiện hơn cho những người chăm sóc trẻ khi trẻ thức dậy vào ban đêm. 

Tuy nhiên đây là một sai lầm cực kỳ có hại. Trẻ ngủ dưới ánh sáng nhân tạo trong thời gian dài như vậy sẽ có ảnh hưởng tới sự phát triển trí não và tinh thần. Ánh sáng nhân tạo làm trẻ ngủ không sâu và suy giảm hệ miễn dịch. 

Tập cho trẻ thói quen ngủ trong bóng tối.

Nên tập cho trẻ thói quen ngủ trong bóng tối.

Các mẹ tốt nhất hãy luôn ở cạnh bé khi bé ngủ và có mặt khi bé tỉnh dậy để bé luôn có cảm giác an toàn và yên tâm.Nếu mẹ cảm thấy cần thiết phải có chút ánh sáng để tiện đêm dậy chăm con, hãy hạn chế đừng để ánh sáng chiếu thẳng vào mắt con.

Cố gắng chỉ sử dụng một chiếc đèn bàn nhỏ và có khu vực sáng chỉ xung quanh chỗ bố mẹ cần nhìn.

6. Véo mũi để mũi cao 

Theo dân gian, nếu trẻ có mũi tẹt thì mẹ phải chăm chỉ véo mũi cho con, véo nhiều thì mũi sẽ trở nên cao hơn.Tuy nhiên đây là một cách chăm con không hề khoa học. Bởi niêm mạc mũi của em bé là mỏng manh, chứa rất nhiều mạch máu.

Véo mũi con cho cao là một sai lầm lớn.

Véo mũi con cho cao là một sai lầm lớn.

Nếu mũi bị chèn ép lâu ngày có thể làm hỏng niêm mạc và mạch máu, làm giảm khả năng bảo vệ của mũi khiến những vi khuẩn và virus dễ dàng xâm nhập đưởng thở, gây nên viêm mũi dị ứng cho bé.

Mũi cao hay thấp là do cấu trúc xương sụn của bé, vì vậy hãy để bé phát triển tự nhiên và thay đổi theo thời gian. 

Theo Trang Bùi/ Gia đình Việt Nam