1. Đừng quên nghĩ đến tương lai

nhìn về tương lai

Nhiều người do quá mệt mỏi với việc thuê nhà ở hàng tháng nên quyết định mua nhà mà không nghĩ tới tương lai. Lời khuyên là đừng mua nhà nếu có kế hoạch chuyển đi sớm hoặc chỉ ở một vài năm.

2. Đừng mua nhà nếu có kế hoạch chuyển đi sớm

Có thể bạn đã quá mệt mỏi với khoản tiền thuê nhà đắt đỏ hàng tháng và mong muốn được sở hữu một căn nhà cho riêng mình. Tuy nhiên, nếu chỉ dự định ở trong một vài năm thì đây có vẻ không phải thời điểm hợp lý để mua nhà.

3. Phá vỡ ngân sách đã đặt ra

 

Đây là tình trạng nhiều người đi mua nhà thường mắc phải. Dự định ban đầu là mua một căn nhà với số tiền cho phép nhưng khi đi xem lại muốn mua một căn nhà giá cao hơn vì quá yêu thích nó.

Sai lầm nay khiến bạn gặp khó khăn trong tương lai vì số tiền vay cộng với lãi hàng tháng sẽ tăng theo từng tháng.

Do đó, chỉ tìm kiếm thông tin về những ngôi nhà năm trong giới hạn ngân sách đã đặt ra.

Khi đi mua nhà, một số người sẽ gặp phải tình trạng vượt quá ngân sách cho phép. Ví dụ, bạn chỉ có khoảng 1 tỷ đồng, nhưng giá căn nhà bạn muốn mua lại lên đến 1,5 tỷ đồng.

Vì quá yêu thích căn nhà đó, bạn sẽ vay mượn từ ngân hàng và người thân để chi trả cho cuộc mua bán này.

Tuy nhiên, lời khuyên cho bạn là nên xác định số tiền nhiều nhất có thể mà bạn sẽ trả cho căn nhà mới, và chỉ tìm kiếm thông tin về những ngôi nhà nằm trong giới hạn ngân sách đã đặt ra.

4. Bỏ qua những chi phí phát sinh

Việc mua một căn nhà mới không đơn thuần chỉ bao gồm tiền mua nhà, chi phí vận chuyển đồ đạc mà còn kéo theo nhiều chi phí có thể phát sinh khác như tiền sửa chữa, phí dịch vụ...

Ngoài ra giá điện nước đắt đỏ, không gần các khu mua sắm hay cách xa trường học, nơi làm việc cũng sẽ khiến bạn phát sinh thêm nhiều chi phí khi sống tại đây.

5. Đừng quên  "mặc cả"

 

Ngay cả với một người bán nhà khó tính nhất, nếu biết cách thỏa thuận bạn vẫn có thể yêu cầu giảm giá được đôi chút. Tham khảo giá cả thị trường và đưa ra mức giá thấp hơn giá mà người chủ đưa ra một cách hợp lý. 

Đừng đồng ý liền với giá mà người chủ đưa ra bởi đó chưa phải là con số hợp lý với giá trị căn nhà.

6. Đừng bỏ qua văn bản

Nhiều người mua nhà nghĩ rằng họ sẽ được sở hữu cả những dụng cụ làm bếp, rèm cửa, bình nóng lạnh... hay một số vật dụng từ người chủ cũ để lại.

Tuy nhiên, khi nhận nhà lại không còn những đồ vật đó. Vì vậy, trước khi mua nhà, hãy thỏa thuận rõ ràng những thứ bạn được giữ lại, ghi chép lại cẩn thận trong hợp đồng.

Đừng quên hỏi lại người chủ nhà nếu bạn không thấy những đồ vật đó khi giao nhận nhà.

 

Ngoài giấy tờ liên quan đến sỡ hữu ngôi nhà thì những dụng cụ làm bếp, rèm cửa, máy nóng lạnh… cũng cần thể hiện qua văn bản.

Để tranh tình trạng khi nhận nhà những vật đó lại không “cánh mà bay”, bạn nên thỏa thuận và ghi chép cẩn thận trong hợp đồng.

7. Đừng quên kiểm tra nhà kỹ càng

Cho dù nhìn bề ngoài ngôi nhà mà bạn định mua thật tuyệt vời, nhưng bạn vẫn nên nhờ một người có kiến thức chuyên môn kiểm tra lại trước khi mua.

Một người chuyên nghiệp sẽ giúp bạn phát hiện ra sự cố về đường dây điện, nước, ống khói, thậm chí những vết rạn nứt nhỏ nhưng có thể ẩn chứa nhiều nguy hiểm lớn...

Thông qua đó, bạn có thể trao đổi lại về giá cả cũng như tìm biện pháp khắc phục.

8. Đừng nghĩ rằng nhà mới đồng nghĩa với mọi thứ đều cần mới

Nhiều người sau khi mua một ngôi nhà mới xinh đẹp, nhìn lại chiếc ô tô cũ của mình và nghĩ "Mình nên mua một chiếc ô tô mới".

Một số người khác thì cho rằng với phòng khách mới sang trọng như thế này, việc dùng lại những đồ nội thất cũ là không phù hợp.

Bạn chắc chắn không muốn "ngập" trong các khoản nợ nần, vì vậy hãy sống tại căn nhà đó một thời gian, xác định những thứ cần mua mới, và lên kế hoạch tiết kiệm để làm việc đó.

Theo Duy Phan tổng hợp/Gia Đình Việt Nam