1. Cây Lan Ý

Lan ý là loài cây mọc ở xứ nóng, ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Lan ý còn có tên khoa học là Spathiphyllum wallisii, tên tiếng Anh là Peace Lily. Loài cây này được biết đến với cái tên như bạch môn, vỹ hoa trắng hay huệ hòa bình.

Thân lan ý thuộc loài thân cỏ, mộc sống thành bụi với nhiều cây sát cạnh nhau. Lá lan ý to, rộng 3 - 25cm, cuống dài 12 - 65cm. Lá mọc bắt đầu từ mặt đất, hình lá dạng bầu dục và có xu hướng rủ xuống gốc.

Về mặt phong thủy: Trong xã hội hiện đại, con người luôn phải đối diện với các bức xạ và điện từ vãng lai. Từng tế bào của cơ thể bị ảnh hưởng bởi điều này, cây lan ý chính là một công cụ rất tốt cho việc hóa giải.

Cây lan ý còn có tác dụng cân bằng trường khí bằng cách hấp thu các nguồn năng lượng xung khắc trong nhà giúp cân bằng cơ thể đó là các trường năng lượng bức xạ nhân tạo (phát ra từ máy tính, đài, đồng hồ, lò vi sóng, điện thoại và tivi…) Do đó, nên đặt cây gần những thiết bị này để trung hòa môi trường sống.

Cây có thể lọc được benzene VOC, một chất gây ung thư có nhiều trong sơn, chất đánh bóng, sáp đánh bóng đồ nội thất. Nó cũng trung hòa aceton, formaldehyde và trichloroethylen, vốn được phát ra từ thiết bị điện tử, chất kết dính và chất tẩy rửa.

Do đó, lan ý cũng tốt cho những người mắc các chứng bệnh như mất ngủ, mệt mỏi, các bệnh cấp tính và mãn tính khác bởi giá trị thư giãn, tạo nên không gian yên bình và hòa hợp đầy thư giãn.

2. Cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ phát triển như loài cây lâu năm, không có thân, cây mọng nước dày từ 1,3-2,5cm, lá mọc từ rễ đứng thẳng hướng lên trời. Các phiến lá đơn giản, phẳng, dài từ 30-160cm và rộng từ 2,5-8cm. Lá thon nhỏ ở hai đầu, có màu xanh, viền vàng, sọc ngang màu trắng. Bề mặt lá trơn tru, không có gân lá. Lưỡi hổ có hoa nhỏ, mọc thành chum màu trắng ngà.

Về mặt phong thủy: Cầu chúc may mắn đến với đối tác, người thân, bạn bè. Mừng tân gia an cư lạc nghiệp. Mừng năm mới phát tài phát lộc. Xua đuổi ma quỷ, chống bỏ bùa...

Nasa đã công bố rằng cây lưỡi hổ là loài có tác dụng thanh lọc không khí, hấp thụ chất gây ô nhiễm, cải thiện không gian sống, lưỡi hổ hấp thụ tốt độc tố gây ung thư như nitrogen oxide và formaldehyde.

Theo báo cáo của NASA, cây lưỡi hổ có thể hút được formaldehyde 0,938 grams/h. Với một phòng 75m² chỉ cần 4 lá của 1 cây lưỡi hổ là đủ giữ cho căn phòng hết ô nhiễm.

Hãy đặt một chậu gồm 2 cây trong phòng ngủ của bạn để tăng oxy trong khi bạn ngủ. Ngoài ra, bạn cũng nên đặt cây này trong phòng có nhiều máy in, máy tính.

3. Cây trầu bà

Cây trầu bà là cây thân thảo leo, thân tròn mập mang nhiều rễ khí sinh, bò dài hoặc buông thõng xuống trên các chậu treo. Lá đơn, mọc cách, thuôn dài ở đỉnh, tim ở gốc, màu xanh bóng với các vạch màu trắng, vàng nằm rải rác trên phiến lá. Cụm hoa dạng mo, cuống ngắn.

Tốc độ sinh trưởng của cây trầu bà khá nhanh. Cây trầu bà chịu bóng bán phần, nhu cầu nước cao, có thể làm cây thủy sinh. Cây sống tốt ở bóng râm, phát triển rất nhanh nơi có khí hậu mát mẻ, hút nước nhiều. Cây trầu bà có thể để bình cây leo ở góc phòng hoặc treo những chậu cây nhỏ gần cửa sổ, chúng làm cho căn phòng sinh động và tự nhiên hơn.

Phong thủy: cây trầu bà là may mắn, thành đạt và bình an, cây trầu bà thường được trồng để làm đẹp, trang trí… hoặc làm nguyên liệu cắm hoa. Thích hợp để trồng trang trí trong văn phòng, nhà hàng - khách sạn, tại nhà... hoặc môi trường có nhiều tiếng ồn.

Giống như nhiều cây dây leo khác, trầu bà khắc phục tình trạng có khí formaldehyde, carbon monoxide và benzene trong nhà.

Cây phất dụ

Loại cây này có thể lọc các loại khí xylene, trichloroethylene, formaldehyde vốn có nhiều trong các sản phẩm sơn mài, sơn dầu, và chống thấm.

Phất dụ mảnh, còn gọi là phất dụ trúc, hồng phát tài, huyết giác (Marginata,Red-Edged Dracaena)

Cây vùng nhiệt đới, thân cột mảnh, cao, phân nhánh ít, nhỏ. Lá tập trung ở đầu cành, dạng thuôn hẹp hình dải. Cây ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần thích hợp làm cây trang trí nội thất, nhu cầu nước trung bình. Phù hợp với căn phòng có trần nhà cao và ánh sáng mặt trời vừa phải.

Về mặt phong thủy: Cầu chúc may mắn, phát tài

Loại cây này có thể lọc các loại khí xylene, trichloroethylene, formaldehyde vốn có nhiều trong các sản phẩm sơn mài, sơn dầu, và chống thấm.

Ngoài ra, một số cây khác cũng có tác dụng hút khí độc trong nhà như:

Cây thường xuân

Có tên khoa học là Hedera helix .Cây thường xuân hay có tên khác là cây trường xuân, cây vạn niên hay cây cảnh dây nguyệt quế, dây thường xuân dây lá nho là loại dây leo thuộc họ ngũ gia, thường xanh.

Cây thường xuân là dòng cây leo mỏng manh yểu điệu như nàng thiếu nữ nhưng lại xanh tốt quanh năm với sức sống mãnh liệt bền bỉ của một kỵ sĩ, chống chọi tốt ngay cả mùa đông giá rét hay mùa hè nắng khắc nhiệt.

Cây leo thường xuân dễ trồng, dễ sống, xanh mát, là cây leo dùng để trang trí rất đẹp. Về mặt phong thủy, nó được coi như một loại cây luôn mang lại may mắn và bình an.

Ngoài ra, cây thường xuân còn được nhiều người dùng làm thuốc chữa nhiều loại bệnh khác nhau như giải độc, hạ đường huyết.

Tán lá rậm rạp của thường xuân hấp thụ rất tốt formaldehyde, một trong những chất gây ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến nhất, vốn được sử dụng nhiều trong các vật liệu như gỗ dán, thảm, xốp cách điện và nhựa gỗ.

Hoa cúc

Hoa cúc có tác dụng tốt nhất trong việc loại bỏ benzen - hóa chất dùng trong nhiều loại bột giặt, hồ dán, nhựa, sơn.

Trong khi hầu hết các loại cây cảnh có tác dụng lọc sạch không khí không phải là cây có hoa, thì hoa cúc là một ngoại lệ.

Loài hoa này cần ánh mặt trời, vì thế hãy đặt chúng gần cửa sổ. Cũng vì là cây có hoa, nên nó không thể sống quanh năm như các loại cây cảnh trong nhà khác.

Hoa cúc có tác dụng tốt nhất trong việc loại bỏ benzen - hóa chất dùng trong nhiều loại bột giặt, hồ dán, nhựa, sơn.

Hoa đỗ quyên

Trong khi hoa đồng tiền là lựa chọn cho mùa xuân, thì đỗ quyên có thể là lựa chọn tốt nhất cho mùa thu, vì chúng thích hợp với nhiệt độ mát mẻ.

Hoa đỗ quyên hấp thụ chủ yếu formaldehyde tìm thấy trong nhiều loại vật liệu dán tường, lớp cách nhiệt. Vì thế, hoa đỗ quyên là lựa chọn tốt cho gian bếp./.

Theo Nhật Linh (Tổng hợp)/Reatimes