Top 30 trường Đại học hàng đầu Việt Nam 2017

Webometrics là bảng xếp hạng học thuật các trường đại học lớn nhất thế giới được thực hiện bởi một đơn vị nghiên cứu cấp quốc gia của Tây Ban Nha từ năm 2004.

Mỗi năm 2 lần, Webometrics đưa ra kết quả xếp hạng cho các trường đại học trên khắp thế giới dựa trên 4 chỉ số đánh giá các thông số của trang web của các cơ sở giáo dục.

(1) Mức độ xuất hiện (Presence): Số lượng các website con tương ứng với website chủ của một trường.

(2) Mức độ ảnh hưởng (Impact): Số lượng backlink từ các website khác trở về website của trường đang xem xét.

(3) Mức độ mở (Openess): Số lượng trích dẫn các công trình khoa học trên nguồn dữ liệu Google Scholar.

(4) Sự xuất sắc (Excellence): Dựa trên công trình khoa học công bố trên tạp chí thuộc danh mục Scopus.

Theo bảng xếp hạng Webometrics năm 2017 được công bố, nhiều trường đại học "hot" của Việt Nam bị tụt hạng ở khu vực và thế giới.

Cụ thể, so với kỳ xếp hạng tháng 7/2016, 8 đại học từng lọt top 100 khu vực Đông Nam Á đều xuất hiện ở những vị trí thấp hơn rất nhiều.

Theo đó, bảng xếp hạng dựa theo các tiêu chí như điểm tuyển sinh đầu vào, chất lượng giảng viên, tỷ lệ học sinh đi du học, khả năng xin việc khi ra trường, số lượng các bài báo khoa học được công bố…

Bảng xếp hạng Top 30 trường Đại học hàng đầu tại Việt Nam (không tính các trường thuộc khối công an, quân sự).

Nhiều trường tụt hạng

Webometrics 2017: Nhieu dai hoc cua Viet Nam tut hang hinh anh 1

Tuy vẫn dẫn đầu các trường đại học trong nước, ĐH Quốc gia Hà Nội tụt tới 411 hạng trong khu vực Đông Nam Á (từ 29 xuống 440) và 233 bậc tại bảng xếp hạng thế giới.

ĐH Bách Khoa Hà Nội vẫn bảo toàn vị trí thứ 2 tại Việt Nam, song từ hạng 49 tụt xuống vị trí 526 khu vực trong bảng xếp hạng mới. Tuy vậy, trường này tăng 74 thứ hạng thế giới.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã “soán ngôi” ĐH Cần Thơ, vươn lên vị trí thứ 3 trong nước. Ngôi trường này cũng tăng tới 444 bậc trên xếp hạng thế giới.

Vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng Việt Nam gọi tên ĐH Sư phạm Hà Nội. Trước đó, ĐH Mỏ địa chất (hiện tụt xuống bậc 7) giữ vị trí này. 

Các cơ sở đào tạo như ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Thái Nguyên, ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM vẫn có mặt trong top 10 trường đại học Việt Nam song vị trí xếp hạng thế giới đều giảm.

Ví dụ, ĐH Quốc gia TP.HCM chỉ giảm một bậc ở Việt Nam, song đã tụt 54 bậc thế giới, ĐH Thái Nguyên cũng tụt 2 bậc trong nước và 7 bậc thế giới. 

Về phía các trường đại học tư thục, top 3 cả nước là ĐH Duy Tân, ĐH FPT và ĐH RMIT Việt Nam. Trong khi 2 trường còn lại đều tụt hạng thế giới, ĐH FPT (Hà Nội) tăng 1.440 bậc, cũng như 9 thứ hạng trong nước.

Theo An Nhiên/Reatimes