Mới đây, sở GTVT Hà Nội đã đưa ra phương án để di dời toàn bộ xe khách tại bến xe Lương Yên nhằm giải tỏa ùn tắc, quá tải trên tuyến đường vành đai của thành phố. Bến xe Lương Yên sẽ ngừng hoạt động vào cuối tháng 7 tới. Các tuyến xe, phương tiện đang hoạt động tại bến xe Lương Yên sẽ được di dời về các bến xe còn khả năng tiếp nhận trên địa bàn thành phố hoặc sẽ được điều chuyển toàn bộ sang bến xe khách Cổ Bi (Gia Lâm) sau khi bến xe này xây dựng xong.

Ghi nhận tại bến xe trong những ngày này, tình trạng lộn xộn, ngổn ngang tồn tại ở bến xe này rất lớn. Là 1 trong 6 bến xe lớn nhất Hà Nội, là bến xe cấp 2 ở cửa ngõ Đông Bắc thành phố nhưng Lương Yên có diện tích thấp nhất (khoảng 5.500m2), điều kiện hạ tầng thấp nhất trong nhóm (nhỏ hơn nhiều so với các bến xe Nước Ngầm, Yên Nghĩa, Gia Lâm). Cây xăng cũ trong bến xe được tận dụng đỗ xe. 

Được biết, bến xe Lương Yên có 335 lượt xe/ngày, áp lực lớn hơn nhiều so với mức 224 lượt xe/ngày của bến xe Nước Ngầm (diện tích gần 18.000m2) hay bến xe Yên Nghĩa (600 lượt xe/ngày, diện tích 69.800m2). 

Tại khu vực bến xe Lương Yên, không khó để mọi người có nhận ra được những bãi đất trống, cỏ mọc do không được cải tạo, đầu tư. 

Cảnh xe ôm, hành khách vạ vật trước phòng bán vé. 

Hành khách đợi xe thưa thớt.  

“Nhếch nhác, tạm bợ” là chia sẻ của hầu hết các hành khách khi đặt chân đến bến xe Lương Yên. 

Cổng vào bến xe cũng được xây dựng và đầu tư "tạm bợ" thiếu tính chuyên nghiệp. 

Khu vực bãi đậu xe, đi lại nhếch nhác do không được đầu tư. Vào những ngày mưa, nước tồn dọng. Còn những ngày nắng thì khu vực này trở nên bụi bặm. 

Bên trong khuôn viên bến xe, rất nhiều hạng mục bị bỏ quên, không được đầu tư, cải tạo. 

Khu vực taxi dừng đỗ, đón khách cũng nhếch nhác, bừa bãi rác thải. 

Cảnh đi lại lộn xộn ngay tại cổng vào của bến xe Lương Yên. 

Trong khu vực đỗ xe, đón khách không có biển chỉ dẫn từng tuyến, vì thế hành khách khá vất vả khi tìm xe. 

Xe ôm, taxi chèo kéo khách thường thấy tại bên xe Lương Yên. 

Trao đổi với báo chí, Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho biết: "Việc giữ lại bến xe khách Lương Yên là bất khả kháng vì không còn nằm trong quy hoạch. Hơn nữa, phần đất bến xe Lương Yên đã được chuyển giao để xây dựng nhà ở - văn phòng, không thuộc thẩm quyền của Hà Nội". 

Theo Hà Anh/Gia đình Việt Nam