Nhân dịp kỷ niệm 250 năm ngày sinh Nguyễn Du, công ty Nhã Nam quyết định tái bản nguyên vẹn Truyện Thúy Kiều, ấn bản do hai học giả Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo. Ấn bản này được Vĩnh Hưng Long thư quán in lần đầu năm 1925 và tái bản 1927 sau khi hiệu đính chi tiết, có một vị trí khá đặc biệt.

Có thể nói, Truyện Thúy Kiều từng là cuốn sách “gối đầu giường” của nhiều thế hệ trước. Cho đến nay, tác phẩm Kiều đã đi vào sách giáo khoa, sách văn học, sách kinh điển, tái bản rộng rãi…

Trong lần tái bản này, công ty Nhã Nam đã lấy bìa cuốn sách Truyện Thúy Kiều là bức tranh trong Tập văn họa kỷ niệm Nguyễn Du của cụ Lê Văn Đệ, một họa sĩ nổi tiếng, từng là thủ khoa khóa I trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1930. Bức Tranh tả vẻ đẹp Thúy Kiều khi tắm.

Bức Tranh tả vẻ đẹp Thúy Kiều khi tắm.

Bức Tranh tả vẻ đẹp Thúy Kiều khi tắm.

Tuy nhiên, ngay khi Truyện Thúy Kiều được phát hành, rất nhiều độc giả đã có những ý kiến trái chiều về bìa sách. Nhà văn Đoàn Minh Phượng tỏ ý kiến thất vọng trên trang cá nhân: “Quyết định về bìa sách Truyện Kiều nên là một quyết định mỹ học, không nên là một quyết định chính trị các bạn ạ.

Cảm nhận về tranh tới gần như là tức thì, trước các lời giải thích, vì ngôn ngữ thị giác trực tiếp hơn ngôn ngữ của lời nói, chữ viết. Ngay cả khi tranh nhiều ẩn dụ, nhiều biểu tượng cũng vậy.

Tôi mua cuốn sách đó về nhà để trên bàn. Hoặc tôi đưa cuốn sách cho một ai đó và nói rằng đây là Kiều. Thì cô Kiều người ta thấy là cô Kiều được in trên giấy làm bìa và chỉ vậy thôi, tôi không có cơ hội để giải thích gì thêm.”

Cùng ý kiến trên, Nguyễn Lê Thảo Nguyên cho biết: “Trước giờ vẫn đánh giá cao về chất lượng và thẩm mỹ ở những thiết kế bìa của Nhã Nam nhưng lần này hơi thất vọng. Cứ thấy sao sao ấy. Mất đi cả chất thơ”.

Nguyễn Thành Nam thích truyện Kiều, nhưng có vẻ bìa như vậy không hợp thuần phong mỹ tục lắm” – một cư dân mạng cho biết.

Một cư dân mạng khá gay gắt: “Nhìn quyển sách này, chưa nhìn tựa, đập vô mắt cái bìa là đã đánh giá ra một giá trị hoàn toàn khác rồi. Sách này đừng nói mua, cho cũng không vác về đặt lên kệ”.

“Nhìn Truyện Thúy Kiều mà ko ưng nổi. Tuy mang tiếng là lấy lại những giá trị tốt đẹp xưa cũ là hay, nhưng mỗi thời kỳ có mỗi cái nhìn nhận về cái đẹp, mắt thẩm mỹ khác nhau đâu phải cái gì cứ bê vào và nói rằng nó cũ nên nó tốt là hay đâu...”.

Bìa cuốn sách Truyện Thúy Kiều là bức tranh trong Tập văn họa kỷ niệm Nguyễn Du của cụ Lê Văn Đệ, một họa sĩ nổi tiếng, từng là thủ khoa khóa I trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1930.

Bìa cuốn sách Truyện Thúy Kiều là bức tranh trong Tập văn họa kỷ niệm Nguyễn Du của cụ Lê Văn Đệ, một họa sĩ nổi tiếng, từng là thủ khoa khóa I trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1930.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một vài ý kiến khen ngợi hình ảnh trên trang bìa của Nhã Nam. Bạn Ngọc Trà chia sẻ: “Thoáng tí đi các bạn. Cái Truyện Kiều mà các bạn tưởng là mình "biết" và quen thuộc thông qua các giờ phân tích ở nhà trường, người Việt Nam đã đọc, yêu, minh họ... hai trăm năm có lẻ rồi. Đây chỉ là một trong vô số cách nhìn đó thôi. Xấu đẹp tùy mắt nhìn, nhưng đừng độc quyền thẩm mỹ”.

Ngoài bức tranh của họa sĩ Lê Văn Đệ dùng trên trang bìa, cuốn Truyện Thúy Kiều còn in một số phụ bản tranh minh họa lấy từ Tập văn họa kỷ niệm Nguyễn Du do Hội Quảng Trị - Huế xuất bản năm 1942.

Đây là tập sách gồm 11 bức tranh màu in trên giấy dó, của các họa sĩ Vịệt Nam hàng đầu thời bấy giờ như Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí, Lê Văn Đệ, Lưu Văn Sìn, Nguyễn Đỗ Cung… được xuất bản để lấy tiền sửa mộ, dựng bia kỷ niệm nhà văn Nguyễn Du vào năm 1942.

Bản Truyện Thúy Kiều của Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim được đánh giá cao và phổ biến rộng. Tác phẩm đã được hai bậc học giả khảo cứu kỹ lưỡng, trình bày theo cách tối giản với mục đích giúp bạn đọc hiểu và cảm được nội dung, tinh thần tác phẩm.

Trao đổi trên Thanh Niên Online vào sáng 12/11, đại diện công ty cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam giải thích: “Bìa sách này là bức tranh trong Tập văn họa kỷ niệm Nguyễn Du của cụ Lê Văn Đệ. Đây là họa sĩ nổi tiếng và bức tranh cũng rất đẹp vì vẽ theo phong cách tranh khắc gỗ”.

Theo Nhã Nam, bức vẽ ở bìa sách là họa sĩ minh họa cho câu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều khi tắm: “Rõ màu trong ngọc trắng ngà/ Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên”.

“Mọi người dường như đang làm quá lên, còn lại tập Truyện Thúy Kiều của Nhã Nam làm theo bản của Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo in vào đầu năm 1925. Cuốn này được phổ biến rộng rãi. Ngoài ra, lần này Nhã Nam có bổ sung thêm một số phụ bản tranh minh họa cũng lấy từ Tập văn họa kỷ niệm Nguyễn Du do Hội Quảng Trị - Huế xuất bản năm 1942”, đại diện Nhã Nam cho biết./.

Sử dụng tranh để làm bìa là việc khó

Ở góc độ mỹ thuật, họa sĩ Nguyễn Như Huy bình luận:

"Tranh thì đẹp, Nhưng bìa thì, theo chủ ý mình không ổn. Cái hình tứ giác trên đó in chữ 200 năm đặt ở đó can thiệp thô bạo vào bố cục tranh và làm mất đi sự thanh thoát vốn có của bức tranh.

Mỗi bức tranh, khi hoạ sĩ ngưng vẽ và kí tên vào, đều đạt tới một độ hoàn hảo về bố cục, đến mức một chấm nhỏ thêm vào cũng phá vỡ toàn bộ tổng thể.

Do đó việc sử dụng một bức tranh để làm bìa là một việc rất khó, chứ không phải là việc cứ lấy một bức tranh đẹp và rồi đặt chữ với các hoa văn trang trí khác lên".

Theo Thanh Hiền / Gia đình Việt Nam