Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng

Những yếu tố như phòng thi chật chội, nóng nực, thời tiết khắc nghiệt là nguyên nhân của các chứng như đau đầu trước và thậm chí ngay trong khi thi. Bên cạnh đó, các hiện tượng kể trên có thể bắt nguồn từ lo lắng quá mức, học tập căng thẳng, chế độ ăn uống không hợp lý, nhịn ăn, mất ngủ… tới khi thí sinh tham gia thi thì sự căng thẳng khiến cho cơ thể phản ứng một cách dữ dội

Đối với những trường hợp đau đầu, hoa mắt, choáng váng bình thường, có thể khắc phục dễ dàng bằng cách cho thí sinh ra ngoài hít thở sâu, uống nước mát và sử dụng một số thuốc giảm đau tác dụng nhanh để tiếp tục làm bài. 

Các cán bộ coi thi và phụ huynh phải nắm được cách cấp cứu kịp thời cho thí sinh để tránh trường hợp mất quá nhiều thời gian thi của thí sinh

Các cán bộ coi thi và phụ huynh phải nắm được cách cấp cứu kịp thời cho thí sinh để tránh mất nhiều thời gian thi của thí sinh

Hạ đường huyết

Dấu hiệu hạ đường huyết là cảm thấy đói, cồn ruột, đau bụng, toàn thân mệt mỏi, chóng mặt, tim nhịp nhanh, run chân tay và vã mồ hôi, có thể kèm theo buồn nôn hoặc tiêu chảy.

Việc bị hạ đường huyết ngay trong phòng thi chắc chắn cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng làm bài của mỗi thí sinh. Vì vậy, phòng tránh là biện pháp hàng đầu. Trước ngày thi, các sỹ tử nên ngủ đủ giấc, ngủ sâu, cố gắng nghỉ ngơi thoải mái, không quá căng thẳng, nên thả lỏng trí não để có được sự bình tĩnh, tự tin.

Trước khi vào phòng thi nên ăn uống nhẹ nhàng và đủ calo, nhưng không nên ăn quá no. Tránh các quán ăn không đảm bảo vệ sinh hay ăn những món lạ vì có thể gây dị ứng hoặc ngộ độc thực phẩm. Phải thường xuyên uống nhiều nước để bổ sung lượng nước bị mất cho cơ thể, chống mất nước, say nắng nóng.

Khi bị hạ đường huyết tại phòng thi, thí sinh cần được nằm nghỉ ngơi yên tĩnh, cho thí sinh ăn đồ ngọt, uống nước đường, nước hoa quả hoặc ăn cháo loãng  để có thể nhanh chóng tỉnh táo để quay lại phòng thi.

Có thể bạn quan tâmBí quyết làm bài thi điểm cao môn xã hội

Ngất xỉu

Nhiều thí sinh bị ngất xỉu ngay trước giờ thi hoặc đang làm bài thi do thời tiết quá nắng và tập trung quá cao độ khiến cho đầu óc không làm việc kịp thời.  

Biểu hiện của người sắp bị ngất đó là chân tay bủn rủn, run rẩy, mặt mũi tái xanh, nhợt nhạt…rồi ngã lăn ra, có khi toát mồ hôi.

Khi thấy có thí sinh bị ngất, cần nhanh chóng đưa tới chỗ thoáng mát, nới lỏng trang phục nếu quá chật, giữ không gian xung quanh thoáng đãng. Thực hiện các thao tác sơ cứu như xoa bóp, kích thích lên cơ thể như giật tóc mai, tát vào má, đắp khăn ướt lên mặt cho nạn nhân tỉnh trở lại.

Sau đó, cho thí sinh uống nước mát, nước đường, sữa… Tùy tình trạng sức khỏe bấy giờ mà để thí sinh làm bài tiếp hay chuyển đến bệnh viện.

Nên cố gắng cấp cứu tại chỗ để thí sinh có thể tiếp tục làm bài thi

Nên cố gắng cấp cứu tại chỗ để thí sinh có thể tiếp tục làm bài thi

Đau bụng, rối loạn tiêu hóa

Các triệu chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa là sự cố thường gặp ở các thí sinh trong mỗi kỳ thi. Trước một trường hợp đau bụng, trước tiên phải xác định xem thí sinh đau ở chỗ nào, đau bụng có kèm theo tiêu chảy hoặc nôn hay không. Vị trí đau có thể hé lộ nguyên nhân gây đau để có hướng xử lý đúng.

Nếu thí sinh chỉ bị đau bụng quanh rốn thông thường thì có thể cho thí sinh xoa dầu và đặt áo hoặc chăn mỏng lên bụng để chống lạnh bụng. 

Nếu thí sinh bị đau bụng, kèm theo nôn mửa, tiêu chảy, nhưng sờ thấy bụng vẫn mềm, không có u cục gì có thể bệnh nhân đã bị ngộ độc thực phẩm.

Việc cần phải làm ngay cho thí sinh uống nước lọc, dung dịch oresol pha theo đúng tỷ lệ hay nước hoa quả để bù nước và điện giải cho cơ thể. Sau đó có thể dùng thuốc đau bụng theo chỉ định, giúp nạn nhân khỏi mất điện giải để tiếp tục tham gia kì thi.

Sau khi sơ cứu mà tình trạng không tiến triển, cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời.

 

Trang Bùi (tổng hợp)/ Theo GĐVN