Lễ cúng Giao thừa là phong tục và tín ngưỡng quan trọng từ xa xưa của ông bà ta, được lưu truyền qua nhiều thế hệ và vẫn còn lưu giữ đến ngày nay. Đây là một tập tục đẹp của người Việt, thể hiện sự tri ân báo đức và bày tỏ mong ước được bình an, hạnh phúc và ấm no.

Lễ cúng giao thừa là một trong những lễ quan trọng nhất trong năm. Mâm cúng giao thừa gồm có mâm cúng ngoài trời và mâm cúng trong nhà. Mỗi mâm cúng cần được chuẩn bị theo cách riêng.

Ảnh minh họa

Mâm cúng giao thừa trong nhà

- Mâm cúng trong nhà tương tự mâm cúng ngoài trời, nhưng sẽ bỏ mũ nón thần linh. Một số gia đình có thể thêm các món chè như chè hoa cau, chè kho... để cúng trong nhà.

- Tuỳ theo mỗi vùng miền mà cỗ cúng giao thừa cũng có sự khác biệt riêng. Ví dụ: Mâm cỗ miền Bắc đủ đầy món mặn, không thể thiếu gà luộc. Mâm cỗ miền Nam có thể đơn giản hơn, không cần gà luộc.

Mâm cúng giao thừa ngoài sân

- Trước tiên, chúng ta cần chuẩn bị vàng mã cúng giao thừa, quần áo và mũ nón thần linh.

- Trên bàn cúng, cần có một đĩa trái cây gồm 5 loại quả (mâm ngũ quả).

- Bàn cúng cần có hương, hoa, đèn/nến, trầu cao, muối gạo, trà, rượu, bánh mứt, một bình hoa.

- Nếu cúng mặn, có thể chuẩn bị thủ lợn luộc, gà trống luộc, xôi, bánh chưng...

- Nếu là phật tử, có thể cúng mâm lễ chay.

- Đặt lư hương phía trước bàn, bên cạnh là bình hoa, đĩa gạo muối, đèn/nến. Bánh mứt, trái cây, lễ mặn/chay đặt ngay giữa bàn. Bên còn lại là vàng mã, quần áo và mũ nón thần linh.

Thời gian cúng giao thừa là lúc nào?

Cúng ngoài sân vào thời điểm giờ Hợi đêm 30 tháng Chạp kết thúc. Gia chủ thắp nhang, đọc văn khấn. Sau khi cúng xong, đợi nhang gần tàn thì đốt vàng mã. Cúng ngoài sân xong thì gia chủ cúng trong nhà.

Theo Thời báo Chứng khoán