Do cả hai loại tiền 100 USD mới và cũ đều được lưu hành nên Tiêu dùng Plus xin giới thiệu cách phân biệt tiền thật - giả của là hai loại này.

Cách phân biệt thật giả tờ 100 USD mới

Tờ tiền 100 USD thật được phép lưu hành

Kể từ ngày 8/10/2013, Chính phủ Mỹ chính thức đưa tờ tiền 100 USD loại mới vào lưu hành. Để giữ tỷ lệ làm tiền giả ở mức thấp, Chính phủ Mỹ tiếp tục nâng cao tính bảo mật đối với đồng tiền của họ.

Theo thiết kế, tờ 100 USD mới có 2 đặc điểm bảo an mới, đó là dải bảo an 3D và lọ mực có in hình chiếc chuông. Bên cạnh hai đặc điểm bảo an mới này, 3 đặc điểm bảo an hiệu quả cao của thiết kế cũ vẫn được làm nổi bật và duy trì trong thiết kế mới: bóng chìm chân dung, đường chỉ bảo an, và số 100 đổi màu.

Tờ 100 USD mới này được in chân dung của Benjamin Franklin, một trong những người lập ra nước Mỹ. Trên cổ áo jacket của Benjamin Franklin, gần khoảng trống nơi có hình chìm chân dung dọc theo ống bằng vàng và ở biên tờ tiền có những chữ in nhỏ. 

Cụ thể, dây an ninh 3D nếu nghiêng tờ tiền về phía sau và phía trước chú ý vào dây an ninh màu xanh, sẽ thấy những chiếc chuông khi di chuyển đổi thành những con số 100.

Tờ 100 USD mới được thiết kế lại với nhiều chi tiết chống làm giả

Nếu nghiêng tờ tiền về phía trước và phía sau, những chiếc chuông và những con số 100 sẽ di chuyển sang hai bên. Nếu nghiêng tờ tiền sang hai bên, chúng sẽ di chuyển lên trên và xuống dưới. Dây an ninh được đan xen bên trong tờ tiền, chứ không được in.

Nghiêng tờ tiền để nhìn chiếc chuông đổi từ màu đồng sang màu xanh lá cây, đây là hiệu ứng làm cho chiếc chuông như hiện rồi lại ẩn trong lọ mực.

Ngoài hai đặc điểm này, ba chi tiết bảo mật hiệu quả cao của thiết kế cũ vẫn được duy trì, bao gồm bóng chìm chân dung, đường chỉ bảo an và số 100 USD đổi màu. 

Đưa tờ tiền ra trước ánh sáng và tìm dây an ninh được đính vào tờ tiền chạy dọc phía bên trái bức chân dung. Dây an ninh được in xen lẫn các chữ “USA” và con số 100 theo kiểu xen kẽ và có thể nhìn thấy được ở cả hai mặt của tờ tiền. Dây an ninh phát sáng màu hồng khi soi dưới đèn tử ngoại

Tờ 100 USD thiết kế lại được in ở Fort Worth, Texas sẽ có chữ FW nhỏ ở góc trên bên trái mặt trước tờ tiền, nằm ở phía bên phải số 100. Nếu một tờ tiền không có chữ FW có nghĩa là nó được in ở Washington D.C.

Trước đó, Mỹ thông báo, theo chính sách của chính phủ Mỹ, tất cả các thiết kế đồng tiền Mỹ vẫn có giá trị, bất kể thời điểm in là khi nào. Chính sách này được áp dụng với tất cả các loại tiền giấy của Cục Dự trữ Liên bang kể từ 1914 cho đến nay. 

Cách phân biệt thật giả tờ 100 USD cũ

Tờ 100 USD phát hành năm 1996

Đối với các đồng USD mang các series năm phát hành từ 1996 đến nay, chữ cái đặc trưng và con số của NH nằm dưới dãy series số hiệu góc bên trái mặt trước của tờ bạc.

Các loại USD phát hành trước năm 1990 không có ký hiệu bóng chìm, nhưng từ năm 1990 đến nay có thêm ký hiệu bóng chìm là ảnh chân dung tổng thống theo từng loại mệnh giá.

Mỗi đồng USD đều có thêm dây bảo hiểm dạng chữ và số trên bề mặt. Dây bảo hiểm (DBH) được nhuộm màu phát quang, dưới ánh đèn cực tím sẽ phát sáng các màu khác nhau: 100USD phát màu đỏ, 50USD màu vàng, 20USD màu xanh lá cây...

Tất cả các loại USD đều có các sợi tơ màu đỏ và xanh nước biển quyện trong giấy. Các sợi tơ màu bảo hiểm và tơ phát quang được đưa vào giấy trong quá trình chế tạo giấy.

Ngoài ra, tờ USD thật còn có các đặc điểm bảo hiểm khác như có dải băng quang học, khi tờ bạc được quan sát dưới luồng sáng, trên bề mặt sẽ xuất hiện một dải băng rực rỡ lấp lánh với các hình hoa văn, con số mệnh giá và ký hiệu tiền tệ.

Các dòng chữ hay số siêu nhỏ in theo phương pháp intaglio có khả năng chống giả rất cao; phoi quang học chống giả hologram (là những tem nhiều lớp màu sắc và hình ảnh khác nhau trên cùng một diện tích được chế tạo một cách tinh vi từ bột kim loại và bột gốm, được gắn trên bề mặt tờ bạc để điểm định vị bằng phương pháp ép nóng nhằm tăng khả năng bảo vệ tờ giấy bạc. Các họa tiết này sẽ thay đổi nếu chuyển góc nhìn từ thẳng sang nghiêng và ngược lại).

Đặc điểm chi tiết phân biệt thật, giả

- Ký hiệu bóng chìm (KHBC): Khi quan sát ngược nguồn sáng thấy rõ KHBC, hình ảnh chân dung Tổng thống gần giống với chân dung ở KHBC trên tiền thật.

Image

- Dây bảo hiểm: Dây bảo hiểm trong đó có dòng chữ siêu nhỏ “ 100 USA” lặp đi lặp lại nhiều lần trên mặt dây, dây phát sáng màu đỏ hơi hồng khi quan sát dưới tia cực tím.

Image

Mực đổi màu: Màu sắc của con số mệnh giá “100” lớn ở góc dưới bên phải mặt trước tờ tiền thay đổi từ màu xanh biển thẫm/ đen sang màu xanh lá cây tươi khi chao nghiêng tờ bạc, trong khi ở tiền thật con số này thay đổi từ màu xanh thẫm oliu sang màu đen, xanh/đen.

Image

- Chi tiết hình chữ “S”: Trong khung trang trí tại rìa dưới mặt trước tờ tiền ở góc dưới bên phải.  Phần trên của chữ “S” ở cuối cụm chữ “DOLLARS" nét góc quay trở lên sắc nét hơn nhiều. Tại đường viền bên phải phía dưới của rìa ngoài cùng có một lỗi: nét các đường trang trí tinh mãnh, quanh co khúc khuỷu dầy hơn, nhiều mực hơn.Image

-  Dưới ánh sáng của đèn cực tím: Khác với giấy thật, giấy của tờ tiền giả phản ứng với ánh sáng tia cực tím, phát quang màu trắng nhạt; Dây bảo hiểm không giống sợi dây thật, các chủ đề giả không hiển thị huỳnh quang màu đỏ / hồng như dây thật dưới tia UVImage

Các loại máy đếm tiền hiện nay cho dù có gắn thêm các bộ phận phát hiện tiền giả nhưng không phải lúc nào cũng có thể phát hiện một cách chính xác các loại tiền giả, mà chỉ có thể nhận biết một cách đơn lẻ như tìm ra chất từ tính trong mực in bằng 1 đầu từ, phát hiện tiền giả qua độ phát sáng của tờ giấy bạc.

Các máy có khả năng phân biệt tiền giả cao hơn cũng phải bó tay trước những đồng dollar siêu giả đang có hiện nay trên thị trường có hoá chất trong mực in, rất khó nhận biết.

Do đó, cách phân biệt tiền giả tốt nhất và chính xác nhất là nên phát hiện những chi tiết giả không thể tái tạo được như ở tiền thật qua việc phân tích, nghiên cứu công phu.

Ngoài việc quan sát mực in, sợi tơ bảo hiểm, hình dập nổi... trên tờ bạc, chúng ta có thể phân biệt tiền giả qua các đặc điểm sau:

Tiền giả không được in bằng phương pháp intaglio nên các hoạ tiết không được khắc lõm, mà trơn nhẵn.

Những tờ giấy bạc siêu giả thông qua công nghệ in màu laser hay in bằng phương pháp offset rồi cho axit ăn mòn sau bản in cũng tạo cảm giác mực nổi, nhưng bề mặt mực lại trơn chứ không rám, nháp khi sờ tay vào.

Ở tiền thật, nền mực của phương pháp intaglio được in nổi, cao trên bề mặt giấy và có màu tối, nếu in bằng phương pháp offset thì màu sắc tươi sáng và phẳng trên bề mặt giấy. Nếu in bằng phương pháp typo thì mực chìm trong lòng giấy, lì mặt, rạn mực và màu thẫm, không tươi...

Trong khi đó, ở tiền giả phương pháp in thường sai, nên các đặc tính của intaglio và typo không có. Nếu tiền được in nhái phương pháp intaglio và typo, thường được tiến hành theo cách in offset khi tờ giấy giả đã được in xong, bọn tội phạm sẽ dùng một khuôn đúc có hoạ tiết tương tự, dập vào mặt sau tờ bạc đúng vào vị trí hoạ tiết ở mặt trước giống như dập dấu nổi lên chứng minh thư.

Phương pháp này sẽ đạt được kết quả tạo hoạ tiết nổi như được hình thành qua phương pháp in intaglio. Để phân biệt tờ bạc siêu nhỏ được in tinh vi theo phương pháp này, chúng ta có thể quan sát bằng kính lúp, nếu thấy chúng được hình thành bởi nhiều các chấm màu nhỏ li ti thì chắc chắn đó là tiền giả.

Theo Duy Phan tổng hợp/Theo Gia Đình Việt Nam