Tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, bệnh do nhiễm virus cấp tính, lây truyền qua đường tiêu hóa. Thường bệnh sẽ tự khỏi và không đe dọa nhiều đến sức khỏe trẻ, tuy nhiên bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong.

1. Triệu chứng

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ

Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng thường xuất hiện trong vòng 3-5 ngày sau khi tiếp xúc với nhiễm trùng. Đây được coi là giai đoạn ủ bệnh.

Bệnh thường đến với các biểu hiện như: Sốt (38 - 39°C), chán ăn, mệt mỏi và thường xuyên bị đau họng. Đôi khi, bệnh có thể gây nôn. Những triệu chứng xuất hiện sớm này có thể kéo dài 12-48 giờ.

Sau khi khởi phát sốt một vài ngày, trên lưỡi, nướu răng (lợi) và niêm mạc má của trẻ sẽ xuất hiện những đốm đỏ như phỏng rộp và sau đó trở thành vết loét gây đau.

Sau khi các vết loét xuất hiện sẽ thấy nổi những nốt ban nhỏ màu đỏ ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân và thỉnh thoảng còn xuất hiện ở mông và háng trẻ. Những nốt này có kích thước khoảng 2-5mm, không ngứa.

Cũng có trường hợp trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhưng không có triệu chứng cụ thể, chỉ phát ban hoặc bị loét miệng. Và có những trường hợp, bệnh có thể diễn biến nhanh với các triệu chứng về thần kinh, hô hấp và có thể tử vong một cách nhanh chóng.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Vi trùng đường ruột Ente'virus (E71) và Coxcakieruses gây nên bệnh tay chân miệng. Bệnh thường lây qua đường tiêu hóa, từ người sang người nên các nơi sinh hoạt tập thể thường có nguy cơ bùng phát bệnh.

Lúc đầu vi rút lan đến mô trong miệng, gần amiđan, và xuống hệ tiêu hóa. Sau đó vi rút có thể lan tới các hạch bạch huyết lân cận và qua máu đi khắp cơ thể. Hệ miễn dịch sẽ chống trả lại vi rút để ngăn nó lan tới những cơ quan trọng yếu, như não.

3. Đường lây của bệnh

Bệnh tay chân miệng thường lây lan qua đường tiêu hóa nên thường xuyên cho trẻ rửa tay sạch sẽ

Bệnh tay chân miệng thường lây lan qua đường tiêu hóa nên thường xuyên cho trẻ rửa tay sạch sẽ

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh lây lan qua đường tiêu hóa và rất dễ trở thành dịch bệnh. Virus gây ra loại bệnh này còn có thể lây nhiễm từ người sang người do tiếp xúc với dịch mũi, nước bọt, chất dịch từ mụn nước, hoặc phân của người bị nhiễm bệnh.

​Trong tuần đầu tiên người bệnh có thể lây lan bệnh nhiêù nhất, nhưng thời gian lây nhiễm có thể kéo dài trong vài tuần (do virus vẫn tồn tại trong phân). Bệnh không lây truyền từ người tới vật nuôi, động vật và ngược lại.

4. Các biến chứng

Bệnh tay chân miệng thường tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ mắc tay chân miệng:

​Mất nước: Viêm loét trong miệng có thể gây khó uống và khó nuốt, dẫn đến mất nước. Nên cho trẻ uống nước và sữa thay vì những loại đồ uống nước trái cây có tính a-xít. Những trường hợp mất nước nhẹ có thể điều trị bằng dung dịch bù nước đường uống, sản phẩm có bán tại các hiệu thuốc. Những trường hợp nặng hơn cần điều trị trong bệnh viện.

Bội nhiễm: Trong trường hợp những nốt này bị trầy xước rất có thể có nguy cơ bị nhiễm trùng. Khi nhiễm trùng thường có các biểu hiện: da đỏ, sưng, da rỉ nước hoặc có mủ… Nếu trẻ bị bội nhiễm ở da cần cho trẻ điều trị bằng kháng sinh bôi hoặc uống.

Viêm màng não do vi rút: Trong một số hiếm trường hợp, bệnh tay chân miệng có thể dẫn đến viêm màng não do vi rút, triệu chứng: sốt cao 38°C hoặc hơn, đau đầu, ngủ li bì…

Viêm não: Biến chứng nặng có thể gặp ở bệnh tay chân miệng là viêm não, có thể gây tổn thương não, và dẫn đến tử vong. Những dấu hiệu sớm của viêm não là những triệu chứng: mệt mỏi, co giật chân tay, ngủ li bì (giống với bệnh cúm)… Trẻ vị viêm não cần được nhập viện để điều trị. Phần lớn các trường hợp viêm não có liên quan đến bệnh tay chân miệng xảy ra trong những vụ dịch lớn do enterovirus 71.

5. Điều trị

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị, bệnh thường tự khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, có thể giảm nhẹ triệu chứng ở trẻ bằng cách:

​Cho trẻ trẻ nghỉ ngơi và uống nhiều nước, tránh uống những thức uống có tính a-xít. Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm như khoai tây nghiền và súp. Dùng thuốc điều trị triệu chứng theo đơn của bác sĩ.

6. Chăm sóc trẻ bị bệnh

Cho trẻ đi khám ngay nếu trẻ bị sốt hay nổi bong bóng ở tay chân. Khi trẻ chẩn đoán mắc bệnh tay chân miệng, cần cách ly trẻ ngay và thông báo cho địa phương để có biện pháp khử khuẩn, hạn chế tối đa khả năng lây lan bệnh tạo nên ổ dịch.

Cho trẻ đi khám ngay nếu trẻ bị sốt hay nổi bong bóng ở tay chân

​Trường hợp trẻ đang đi học ngoài địa bàn, cha mẹ cần thông báo cho trường học để nhà trường cũng có biện pháp vệ sinh, khử khuẩn nơi bé theo học một cách kịp thời, cần thiết thì cho học sinh nghỉ học tạm thời nếu có nhiều trẻ bị biến chứng nặng, đồng nghĩa với việc phát hiện một ổ dịch ngay tại trường.

Khi có trẻ mắc bệnh bạn cần tuân thủ yêu cầu của bác sĩ. Trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ cho về nhà theo dõi, trường hợp nặng, bác sĩ sẽ yêu cầu nhập viện để theo dõi. Nếu bé được ở nhà, cha mẹ cần theo dõi và đưa bé khám lại ngay nếu có dấu hiệu trở nặng.

Đặc biệt, cha mẹ nên quan sát giấc ngủ và cơn giật mình ở trẻ nếu có thể xảy ra. Những cơn giật mình thường xuất hiện khi trẻ thiu thiu ngủ, nhưng cũng có lúc trẻ giật mình khi hoàn toàn đang tỉnh táo, đang chơi đùa.

Phải có chế độ chăm sóc hợp lý khi trẻ bị bệnh. Phải giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ hàng ngày, nên tắm trong phòng kín gió với xà phòng sát khuẩn. Nên vệ sinh răng lưỡi cho trẻ hằng ngày. Cho trẻ lớn súc miệng bằng nước muối. Cho trẻ ăn uống đầy dủ dưỡng chất, uống sữa.

7. Cách phòng bệnh

Bệnh tay chân miệng rất dễ lây, bạn nên phòng bệnh cho bé bằng cách:

Bệnh tay chân miệng rất dễ lây, bạn nên phòng bệnh cho bé bằng cách:

Bệnh tay chân miệng rất dễ lây, bạn nên phòng bệnh cho bé bằng cách:

Nên thường xuyên rửa tay cho bé bằng xà phòng để phòng chống vi khuẩn có thể bị lây nhiễm

​Nên thường xuyên rửa tay cho bé bằng xa phòng để phòng chống vi khuẩn có thể bị lây nhiễm.

Làm sạch môi trường bị ô nhiễm và các vật dụng bẩn (bao gồm cả đồ chơi), sau đó khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường.

Tránh cho bé tiếp xúc gần với trẻ em bị bệnh tay chân miệng cũng có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh.

Không cho trẻ nhiễm bệnh đến trường học hoặc nơi đông người cho tới khi khỏe hẳn.

Nên theo dõi tình trạng và tiến triển bệnh; che miệng và mũi khi hắt hơi và ho; xử lý khăn giấy và tã lót đã dùng bằng cách bỏ vào thùng rác và thải bỏ rác đúng cách; luôn lau dọn nhà cửa sạch sẽ.

8. Phân biệt tay chân miệng với các bệnh khác

Bệnh chân tay miệng có một số dấu hiệu giống bệnh thủy đậu

Bệnh chân tay miệng có một số dấu hiệu giống bệnh thủy đậu

Nhiều vi rút có thể gây các nốt đỏ và loét trong miệng nên bạn cần lưu ý phân biệt. Bệnh tay chân miệng hay gặp nhất ở trẻ dưới 10 tuổi.

Nhiều vi rút có thể gây các nốt đỏ và loét trong miệng nên bạn cần lưu ý phân biệt

Cỏ biết chắc chắn bệnh tay chân miệng bằng cách dùng tăm bông quệt vùng da, họng hoặc trực tràng của người bệnh và mang xét nghiệm. Đối với trẻ em có thể dùng mẫu phân.

9. Đối tượng có thể nhiễm bệnh

Bệnh này thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi

Bệnh này thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi

Bệnh này thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi. Các trẻ nhỏ thường dễ bị biến chứng nặng hơn. Ngoài ra, bệnh còn xảy đến với tất cả những người chưa từng mắc bệnh tay chân miệng.

Bệnh này còn xảy đến với phụ nữ mang thai gây nên những phản ứng bệnh, tuy nhiên ở mức độ nhẹ nhàng và gần như không thể phát hiện được. Hiện chưa có bằng chứng rõ ràng về việc nhiễm virus đường ruột gây bệnh tay chân miệng ở bà mẹ gây nên những hậu quả bất lợi đặc biệt của thai kỳ (như phá thai, thai chết lưu hoặc dị tật bẩm sinh).


Phụ nữ mang thai có thể truyền bệnh cho em bé nếu họ bị nhiễm một thời gian ngắn trước khi sinh đẻ hoặc có các triệu chứng tại thời điểm sinh. Tuy nhiên, hầu hết trẻ sơ sinh bị nhiễm virus đường ruột có bệnh nhẹ, hiếm khi có tiến triển nặng.

Theo Thúy Hà / Reatimes