Cây phát lộc (phất dụ) có hơn 20 loài cùng họ ở Việt Nam, trong đó, gần như cây nào cũng mang lại may mắn, phát tài đúng như tên gọi.

Phát lộc xanh: biểu tượng của may mắn

Phát lộc thơm: là cây thiết mộc lan, thơm về đêm

Phát lộc rồng: còn gọi là huyết rồng, loại cây này có thể dùng làm thuốc chữa bệnh

Phát lộc lá hẹp: còn gọi là bồng bồng, thường dùng làm bánh

Phát lộc trúc: là loại cây giúp xua đi vận đen, còn gọi là trúc thiết Quan Âm…

Phát lộc là loại cây phù hợp để trồng trong vườn nhà, khi ấy, vượng khí mà loại cây này mang lại là nhiều nhất. Theo phong thủy, tiếng gió lùa qua bụi cây còn trở thành một loại chuông gió độc đáo mang năng lượng phong thủy.

Cây phát lộc có ý nghĩa mang lại thịnh vượng, may mắn cho gia chủ

Vì là loại cây có thể tự sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt và luôn giữ được dáng thẳng, hiên ngang nên nếu để cây phát lộc trong nhà sẽ giúp mang lại năng lượng dồi dào và rất yên bình.

Thêm vào đó, cây phát lộc có nhiều đốt rỗng nên tinh thần của gia chủ theo đó cũng dễ lưu thông, tâm hồn được tự do, thăng hoa. 

Một chậu cây phát lộc hợp phong thủy phải hội đủ năm yếu tố trong Ngũ Hành:

Mộc – bản thân cây phát lộc.

Thổ – đất mà cây được trồng.

Thủy – nước dùng tưới cây.

Hỏa – thông thường, mỗi chậu cây phát lộc cảnh đều có buộc một dải ruy băng đỏ.

Kim – chậu đựng cây phát lộc thường bằng kim loại.

Trong trường hợp chậu cây làm bằng thủy tinh, gốm sứ hay đất sét thì bên trong phải đặt một vài đồng tiền kim loại hoặc để một bức tượng bằng kim loại lên trên.

Một điều cần chú ý nữa là số lượng cây khác nhau sẽ mang lại tác dụng phong thủy khác nhau:

2 cây: Tình yêu và Hôn nhân.

3 cây: Hạnh phúc.

5 cây: Sức khỏe.

8 cây: Thịnh vượng, phát tài.

9 cây: May mắn.

Theo Tuấn Việt (Tổng hợp)/GIa đình Việt Nam