PV: Những năm gần đây, thị trường BĐS nở rộ trào lưu đầu tư vào mô hình Ngôi nhà thứ 2 trong BĐS nghỉ dưỡng. Bà đánh giá như thế nào về diễn biến của xu hướng này ở thời điểm hiện tại? Liệu đây có phải xu hướng dẫn dắt thị trường BĐS nghỉ dưỡng trong tương lai?

Bà Nguyễn Bích Trang: BĐS nghỉ dưỡng là sản phẩm rất đặc biệt, gần như không chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố thị trường và các phân khúc BĐS khác.

Hiện nay, BĐS nghỉ dưỡng đã phát triển hơn về mô hình. Nếu như trước đây, thị trường tập trung vào các tài sản có giá trị lớn, đa phần là villas thì ở thời điểm hiện tại, các chủ đầu tư đã linh động hơn khi đầu tư vào condotel, time-share... tại các thành phố du lịch, một lần nữa kích thích thêm nhu cầu cũng như mục đích đầu tư của những nhà đầu tư.

Việc gia tăng nguồn cung, cũng như linh hoạt hơn trong các mô hình BĐS nghỉ dưỡng bán ra trong thời gian tới sẽ khiến cho cuộc chạy đua giữa các chủ đầu tư ngày một quyết liệt hơn. Đa phần BĐS nghỉ dưỡng góp một phần quan trọng định vị thương hiệu chủ đầu tư, là yếu tố không chỉ mang lại doanh thu mà còn xác định vị trí của chủ đầu tư đó trên thị trường. Bởi đầu tư BĐS nghỉ dưỡng là lĩnh vực không phải doanh nghiệp nào cũng có thể làm được, mà chỉ dành cho những nhà đầu tư thực sự có tiềm lực.

 
Bà Nguyễn Bích Trang, Giám đốc Bộ phận văn phòng CBRE tại Hà Nội.

Bà Nguyễn Bích Trang, Giám đốc Bộ phận văn phòng CBRE tại Hà Nội.

PV: Theo bà, Việt Nam sở hữu những điều kiện nào để phát triển BĐS nghỉ dưỡng?

Bà Nguyễn Bích Trang: Chúng ta có sẵn quỹ đất, vị trí địa lý của Việt Nam tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên cho phân khúc này.

Dọc tuyến biển miền Trung và miền Nam là những bãi tắm, những cảnh quan thiên nhiên vô cùng tuyệt đẹp, kỳ vĩ mà không phải quốc gia nào cũng có được. Bên cạnh đó nhìn về tổng thể, kinh tế Việt Nam cũng như những yếu tố khác như thị trường chứng khoán, FDI đều đang ở mức phát triển đi lên. Tất cả những yếu tố đó ở thời điểm này tạo rất nhiều thuận lợi cho tất cả các nhà đầu tư và người mua.

Về chính sách, hiện nay đa phần thị trường này là sở hữu 50 năm do yếu tố đặc thù về vị trí, tuy nhiên, chúng ta cũng bắt đầu có cơ chế cởi mở hơn cho phép người nước ngoài có thể đầu tư vào phân khúc này nếu như họ có khả năng.

Về vấn đề này, tôi cho rằng, nên có những chính sách chặt chẽ hơn, quy định rõ đối tượng người mua là ai, giới hạn số lượng sản phẩm BĐS được sở hữu. Đối với người nước ngoài phải quy định rõ ràng, không nên quá thả lỏng, việc quản lý các giao dịch BĐS nghỉ dưỡng cần được thực hiện một cách chặt chẽ hơn.

PV: So với các thành phố du lịch như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc... nhận định sao về tiềm năng phát triển mô hình Ngôi nhà thứ 2 tại Mũi Né - Phan Thiết?

khi tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đi vào hoạt động, rút ngắn thời gian di chuyển từ các địa phương, tỉnh, thành khác đến Phan Thiết, tôi cho rằng các nhà đầu tư cũng sẽ sẵn sàng tìm đến đây để nắm bắt cơ hội.

Thời gian tới, khi tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đi vào hoạt động, rút ngắn thời gian di chuyển từ các địa phương, tỉnh, thành khác đến Phan Thiết, tôi cho rằng các nhà đầu tư cũng sẽ sẵn sàng tìm đến đây để nắm bắt cơ hội. Ảnh: Hữu Long.

Bà Nguyễn Bích Trang: Tôi đã từng đến Mũi Né - Phan Thiết và phải thừa nhận rằng, nơi này sở hữu những cảnh quanđẹp vàrất độcđáo, vừa hoang sơ vừa thơ mộng.

Đây là một trong những thành phố biển đầu tiên của Việt Nam phát triển mô hình resort trong khi Đà Nẵng, Nha Trang một vài năm gần đây mới phát triển. Đối với mô hình Ngôi nhà thứ hai, mặc dù chưa phải là địa điểm thu hút quá nhiều vốn đầu tư song điều đó cũng cho thấy, “sân chơi” cho các doanh nghiệp có hứng thú với mô hình Ngôi nhà Thứ 2 tại Mũi Né – Phan Thiết còn rất nhiều.

Trên thực tế, tại các thiên đường nghỉ dưỡng, trong đó có Mũi Né – Phan Thiết, lượng dự án đầu tư đang có dấu hiệu khởi sắc.

Thời gian tới, khi tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đi vào hoạt động, rút ngắn thời gian di chuyển từ các địa phương, tỉnh, thành khác đến Phan Thiết, tôi cho rằng các nhà đầu tư cũng sẽ sẵn sàng tìm đến đây để nắm bắt cơ hội. Điều này cũng giống như tại Sa Pa, sau khi tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai hoàn thiện và đi vào hoạt động, đến nay, tỷ lệ xây dựng và mật độ dự án tại đây tăng lên cực kỳ nhiều. Bên cạnh đó có những khách sạn đang vận hành cũng cố gắng để mở rộng. Hoặc có nhiều chủ đầu tư lớn cũng tham gia vào thị trường này, như Sun Group.

Nhận định về tầm quan trọng của dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, giới đầu tư cho rằng: Với người dân TP.HCM nói riêng và miền Tây Nam bộ nói chung, lâu nay khi nói đến biển, người ta chọn Vũng Tàu vì lý do đơn giản, Vũng Tàu đi gần hơn Phan Thiết. Tuy nhiên, một khi hạ tầng kết nối Phan Thiết được đưa vào sử dụng đồng bộ, đặc biệt là tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, sẽ rút ngắn quãng thời gian di chuyển từ TP.HCM đến thành phố biển này, mỗi lần đi nghỉ dưỡng chắc chắn người ta sẽ nghĩ đến Mũi Né.

Chính vì vậy, việc tuyến cao tốc sớm đi vào khởi công và hoàn thành sẽ là bệ phóng hoàn hảo cho thị trường BĐS du lịch nghỉ dưỡng Phan Thiết – Mũi Né. Giới phân tích dự kiến, sau khi tuyến cao tốc TP.HCM – Phan Thiết đi vào sử dụng, lượng du khách đến với thành phố biển Nam Trung Bộ này sẽ tăng gấp 5 lần hiện tại.

Nếu như ở thời điểm năm 2015 trở về trước, cần khoảng 6 giờ để di chuyển bằng ô tô từ TP.HCM đến Phan Thiết, đặc biệt mắc vào 2 tuyến kẹt xe thường xuyên là Ngã 3 Vũng Tàu và Ngã 3 Dầu Giây; thì từ năm 2015 trở đi, sau khi tuyến cao tốc TP.HCM – Dầu Giây hoàn thành, thời gian này đã rút ngắn xuống còn 3,5 – 3 giờ do Quốc lộ 1A được mở rộng và “xử lý” được 2 điểm kẹt xe kể trên.

Trong tương lai, khi tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết đi vào sử dụng, giúp thông suốt tuyến đường TP.HCM – Phan thiết, thời gian di chuyển giữa 2 địa điểm này sẽ chỉ còn 2,5 – 2 giờ. Khi đó, Phan Thiết – Mũi Né sẽ là điểm đến du lịch biển thứ 2 gần TP.HCM và là điểm đến cạnh tranh trực tiếp với Vũng Tàu, “vượt mặt” Nha Trang về khoảng cách.

 

Theo Reatimes.vn