Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì?

  1. Mật ong

Trong mật ong nguyên chất có chứa các chất kháng khuẩn và kháng virus tự nhiên, giúp chữa lành vết loét và tiêu diệt vi khuẩn HP

Y học hiện đại đã chứng minh trong mật ong nguyên chất có chứa các chất kháng khuẩn và kháng virus tự nhiên, giúp chữa lành vết loét và tiêu diệt vi khuẩn HP.

Bạn có thể sử dụng uống trực tiếp hoặc pha với nước ấm hoặc kết hợp với các thực phẩm khác như bánh mỳ, bột ngũ cốc dùng vào mỗi buổi sáng để làm giảm cảm giác nóng rát, làm dịu dạ dày.

  1. Chuối

Chuối được coi là một trong những biện pháp khắc phục có hiệu quả nhất đối với loét dạ dày.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy trong chuối có chứa một chất có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP, đồng thời tăng lượng chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Nên ăn ít nhất 3 quả chuối mỗi ngày vào sau mỗi bữa ăn để cải thiện sức khỏe dạ dày của bạn.

  1. Nước ép bắp cải

Trong bắp cải có rất nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe

Trong bắp cải có rất nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe.  

Nước ép bắp cải có chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt Vitamin U, giúp nhanh chóng làm lành vết loét, tăng lưu lượng dòng máu đến dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày. 

Hãy uống khoảng 500ml nước ép bắp cải nguyên chất mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng được cải thiện.

  1. Nước ép cà rốt

Cà rốt rất giàu beta-carotene, giúp bảo vệ lớp chất nhầy bao bọc niêm mạc dạ dày.

Bạn có thể sử dụng 1 ly nước ép cà rốt hoặc một hỗn hợp gồm 200ml nước ép cà rốt, 50 ml nước ép dưa chuột và 50 ml nước ép củ cải đường để có thể giúp trong việc điều trị các vấn đề của viêm loét dạ dày.

  1. Tỏi

Tỏi là thực phẩm giàu flavonoid, là chất chống oxy hóa tự nhiên, có khả năng làm chậm sự tăng trưởng  của vi khuẩn HP, bảo vệ niêm mạc dạ dày

Tỏi là thực phẩm giàu flavonoid, là chất chống oxy hóa tự nhiên, có khả năng làm chậm sự tăng trưởng  của vi khuẩn HP, bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Hãy nhai tỏi sống (2-3 tép) và 1 thìa cà phê mật ong một cách thường xuyên nếu bạn bị dạ dày.

  1. Sữa chua

Sữa chua có chứa nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột (probiotics), giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP và làm lành vết loét.

Trong một nghiên cứu lớn ở Thụy Điển, những người đã ăn các sản phẩm lên men từ sữa như sữa chua thường xuyên ít nhất ba lần một tuần ít có khả năng xuất hiện các vết loét ở đường tiêu hóa hơn là những người không ăn thường xuyên. 

Khi đã lựa chọn được nhóm thực phẩm nên dùng cho bệnh viêm dạ dày, người bệnh cần chú ý đến những nguyên tắc nào trong ăn uống để nhanh hết bệnh và tránh tái phát?

Nguyên tắc ăn uống cho người bị viêm loét dạ dày

  1. Ăn đúng giờ và không nên ăn đêm

Người bệnh không nên để bụng quá đói hoặc ăn quá no, tránh bỏ bữa rồi ăn bù. Nên tạo thói quen ăn đúng giờ, loại bỏ thói quen ăn đêm.

Không nên ăn đêm

Nhiều người có quan niệm ăn đêm giúp bồi bổ sức khỏe, nhưng ăn đêm không chỉ khiến bạn bị thừa cân, béo phì mà còn khiến dạ dày phải gồng mình làm việc nhiều hơn.

Ăn đêm cũng khiến bạn khó chịu vì thức ăn buổi tối chưa được tiêu hóa hết, lại thêm thức ăn đêm khiến dạ dày bị đầy chướng, khó tiêu.

  1. Chia nhỏ các bữa ăn

Nên chia nhỏ các bữa ăn, đồ ăn không quá cứng và ăn với lượng vừa phải. Ăn quá no sẽ khiến dạ dày tiết ra nhiều acid hơn gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

  1. Ăn chậm, nhai kỹ

Nên nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa uống hoặc ăn canh cùng cơm vì khi ăn như vậy, thức ăn thường không được nhai kỹ khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn, dễ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.

Ăn chậm, nhai kỹ

Nhai kỹ còn giúp tiết nước bọt nhằm trung hòa lượng acid dư thừa ở bệnh nhân bị viêm dạ dày.

Những thói quen sinh hoạt, ăn uống không khoa học sẽ góp phần làm tình trạng viêm loét dạ dày trở nên trầm trọng hơn. Do vậy, hãy thay đổi những thói quen xấu để bảo vệ dạ dày và bảo vệ sức khỏe.

Theo Nhật Linh (Tổng hợp) / Gia đình Việt Nam