Chỉ số SPF là gì?

SPF (Sun Protection Factor) là thước đo chức năng bảo vệ của kem chống nắng cho làn da trước tia cực tím(UV). 1 SPF sẽ tương đương cho 10 phút. Và đó là thời gian bạn phải thoa kem chống nắng trở lại. Ví dụ SPF 50 sẽ bảo vệ da trong 500 phút, SPF 30 sẽ bảo vệ da trong 300 phút.

Chỉ số SPF càng cao thì phần trăm bảo vệ da khỏi tia UV cũng tăng lên. Ví dụ, chỉ số SPF 15 sẽ chặn được 93% các tia UV, SPF 30 chặn được 95 và SPF 60 thì lọc được 98%.

Tuy nhiên, không phải cứ chỉ số chống nắng cao là tốt. Nó phải phù hợp với da và hoàn cảnh. Nếu cố dùng chỉ số chống nắng cao sẽ khiến da bị bít lỗ chân lông gây khó chịu.

Hơn nữa, chỉ số chống nắng cao cũng dễ khiến da dầy và bóng nhờn.

Cách chọn kem chống nắng

Chọn sản phẩm gồm cả SPF và PA

Đầu tiên, dù bất cứ trường hợp nào, làn da nào bạn cũng phải chọn loại kem chống nắng có cả hai chỉ số SPF và PA để nó bảo vệ làn da một cách hiệu quả nhất.

Có hai loại tia cực tím là UVA (thâm nhập tầng sâu) và UVB (thâm nhập lớp biểu bì da trên cùng). Nếu là SPF chỉ có thể ngăn tia UVB, còn PA+ hoặc PA++ để có thể bảo vệ làn da khỏi tia UVA khi ra bên ngoài.

Sản phẩm chống nắng bảo vệ da khỏi cả 2 tia UVA và UVB trên nhãn thường ghi như sau: SPF… PA… (vd: SPF50 PA+++), UVA/UVB hoặc UV A/B, Broad Spectrum hoặc Full Spectrum (phổ rộng).

Chọn theo mùa

Mùa đông cũng có tia cực tím và nó ẩn dưới đám mây cho nên nhẹ hơn mùa hè. Do vậy, mùa đông bạn hãy chọn loại kem chống nắng có chỉ số SPF vừa phải.

Bạn cũng nên chọn loại kem chống nắng có độ ẩm cao hơn mùa hè để có thể cấp nước cho làn da khô trong mùa đông.

Nếu thường xuyên phải ra ngoài trời nắng, hãy chọn những loại kem chống nắng có chỉ số SPF cao 50-60.

Các chỉ số chống nắng cực cao (SPF trên 60) chỉ phù hợp với những vùng da đặc biệt cần được bảo vệ hay như dị ứng nắng, đang điều trị nám,…

Đặc điểm kem

Có hai loại kem chống nắng là vật lý và hóa học. Kem chống nắng vật lý tuy lành tính và không gây kích ứng nhưng nó sẽ gây bí và bóng nhờn.

Còn kem chống nắng hóa học thấm nhanh hơn và không làm cho da bóng nhờn nhưng lại dễ gây kích ứng nếu bạn thuộc da nhạy cảm.

Nếu bạn thuộc da thường có thể phù hợp với bất kỳ loại kem chống nắng nào. Tuy nhiên, với da nhạy cảm hãy chọn kem chống nắng vật lý hoặc kem chống nắng hóa học nhưng không chứa oxybenzone và PABA.

Với da dầu nên chọn kem chống nắng có thành phần “No Sebum” (không gây nhờn) hoặc "Oil Free". Nếu thuộc da khô hãy chọn loại kèm dưỡng ẩm.

Theo Mi Trần/Reatimes.vn