Khàn tiếng có thể là hậu quả của việc thanh quản bị viêm (viêm thanh quản). ảnh minh họa

Trở trời là họng sưng đau, khàn tiếng

Cháu Lê Thị Thư (12 tuổi ở Hà Nội) rất hay bị đau họng, khàn tiếng, phải gằn giọng để nói rất là mệt. Thư rất sợ những hôm trở trời vì mẹ bắt quàng khăn kín cổ, không cho ăn kem, uống nước đá… thế mà vẫn đau họng, khàn tiếng, thậm chí mất tiếng phải xin nghỉ học, ảnh hưởng đến học tập, sinh hoạt. Đã thế còn phải uống kháng sinh khiến cơ thể mệt mỏi, tâm tính cáu cẳn, thậm chí được bố mẹ quan tâm động viên ăn uống Thư cũng nổi cáu.

Trẻ em khàn tiếng khiến thiếu tự tin khi giao tiếp, ảnh hưởng tới học tập (nhất là những môn học như tập đọc, thuyết trình, ngoại ngữ…) do khả năng dự trữ hơi giảm, hay phải gắng sức khi phát âm. Biểu hiện khàn tiếng ở trẻ em sau 7-10 ngày, 5% số đó có biểu hiện kéo dài sau 12 tuần được gọi là viêm thanh quản mạn (còn gọi là khàn tiếng tăng động ở trẻ), rất cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia về giọng.

Không chỉ trẻ em, mà người lớn cũng hay bị khàn tiếng, nhất là những quý ông hay nhậu thâu đêm với bia lạnh, nước đá và các thức uống có cồn thì hôm sau rất dễ bị viêm họng, khàn tiếng, mất tiếng. Những người làm nghề phải nói nhiều như ca sĩ, giáo viên, MC, tổng đài viên… mỗi khi viêm họng, khàn tiếng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, thậm chí cả sự nghiệp nếu xảy ra vào dịp quan trọng.

Nguyên nhân và nguy hiểm khi khàn tiếng lâu ngày

La hét quá mức đều có thể gây chứng khàn tiếng. Ảnh minh họa

Khàn tiếng là hiện tượng thay đổi bất thường trong giọng nói, gây mất khả năng điều khiển giọng nói. Bệnh do viêm nhiễm virus ở đường hô hấp trên gây ra. Triệu chứng là khô, ngứa cổ họng, giọng nói không bình thường, âm phát ra sẽ yếu hơi, trầm và nhỏ.

Trẻ nhỏ thay đổi về giọng nói rất dễ nhận thấy, giọng nói khàn mức độ tăng dần khiến trẻ phải sử dụng các cơ xung quanh thanh quản để hỗ trợ khi nói như các cơ hô hấp, cơ cổ… nên khi nói nhiều sẽ gây ra mỏi, đau vùng cổ… Trường hợp trẻ sứt môi hở hàm ếch sẽ có giọng mũi kín, hoặc mũi hở do không khí không qua được mũi, hoặc qua mũi quá nhiều.

Ở người lớn khàn tiếng có thể xuất hiện khi bị ho nặng lâu ngày, do các viêm nhiễm cấp tính của thanh quản không được điều trị kịp thời và triệt để. Hoặc khi bị viêm họng, viêm đường hô hấp, hay do các yếu tố phổ biến khác làm trầm trọng thêm (như do axit ở dạ dày trào ngược lên họng thanh quản, hút thuốc, uống thức uống chứa cà phê và cồn, dị ứng, hít phải các chất độc hại, ho quá mức…).

Nguyên nhân gây khàn tiếng thì nhiều, nhưng chủ yếu do thói quen uống nước đá khi quá nóng, hay nhậu thâu đêm cùng bạn bè, thói quen nói nhiều, nói to, hát hò… phải sử dụng giọng quá mức so với dây thanh (bộ phận tạo ra âm thanh) khiến dây thanh bị viêm gây khàn tiếng, viêm họng cấp tính (dây thanh bị sưng đỏ), viêm họng mạn tính khiến dây thanh bị phì dày (polyp dây thanh) tiếng giọng nói sẽ bị biến đổi, âm thấp hơn.

Vì khàn tiếng không diễn tiến trầm trọng nên nhiều người chủ quan, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như mất giọng nói, khả năng nói bị suy giảm nghiêm trọng, tiếng nói gián đoạn, người bệnh bị mệt, mất sức, có máu trong đờm, có hạch di chuyển ở vùng cổ... triệu chứng càng rõ ràng hơn khi nói to.

Khàn tiếng nhẹ nếu không chữa trị sẽ dẫn tới bị viêm thanh quản, viêm phế quản… Bị khàn tiếng hơn 1 tuần có thể chuyển biến thành mạn tính, polyp dây thanh hình thành, khó khăn cho trị liệu. Nặng hơn sẽ dẫn tới hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh, viêm họng... Đặc biệt polyp dây thanh có thể gây mất tiếng, mất giọng nếu không trị liệu ngay, một số trường hợp có thể gây teo cơ dây thanh. Khi đã hình thành polyp, hoặc hạt xơ dây thanh sẽ phải phẫu thuật, rất tốn kém, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tâm lý của người bệnh. Vì vậy các chuyên gia tai mũi họng khuyên khi bị khàn tiếng cần điều trị sớm để tránh ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.

Xử trí khi khàn tiếng

Khàn tiếng có thể xuất hiện sau khi bị ho nặng và lâu ngày, nếu bị khàn tiếng kéo dài và mãn tính thì có thể do nguyên nhân của căn bệnh đang tiềm ẩn. Vì vậy cần đi khám để xác định sớm và ngăn chặn, tránh nguy hại cho dây thanh âm, hoặc cổ họng.

Nếu khàn tiếng kéo dài quá lâu, ít dấu hiệu thuyên giảm, hoặc khàn giọng kèm theo chảy nước dãi, khó thở thì cần đến gặp bác sĩ chữa trị.

Khi bị khàn tiếng bệnh nhân cần nghỉ ngơi, hạn chế nói nhiều, nói to (nếu buộc phải nói to cần dùng thiết bị khuếch đại âm thanh).

Tạo sự điều hòa giữa phát âm và thở. Xông hơi bằng các loại lá thơm có kháng sinh (như cúc tần, lá chanh, lá bưởi, sả…) hoặc dùng khí dung, bơm thuốc thanh quản hàng ngày.

Cân nhắc phẫu thuật trong các trường hợp đã có tổn thương thực thể tại dây thanh: Viêm dày, hạt xơ, u nang, polyp…

Lưu ý: Với trẻ em việc khuyên hạn chế nói ở chỗ đông người tuy rất khó khăn, nhưng người chăm sóc trẻ bắt buộc phải làm và thật kiên trì.

Tại bệnh viện các bác sĩ có 3 giai đoạn xử trí:

Điều trị nội khoa sớm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, giữ gìn "sức khỏe" cho giọng bằng chế độ ăn uống, cách thức nói…

Điều trị trong giai đoạn cấp: Các bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh toàn thân (thường là nhóm Betalactam); Kháng viêm, giảm phù nề; Súc họng bằng nước SMCAG + vì Menthol và nano Ag có thể tác động sâu xuống vùng thanh quản. Tại chỗ vùng thanh quản sẽ nhỏ thuốc trực tiếp vào thanh quản, khí dung, massage thanh quản…

Giai đoạn mạn tính bác sĩ sẽ điều trị tại chỗ thanh quản, kháng viêm kéo dài, điều trị kịp thời các đợt viêm nhiễm cấp tính của mũi họng.

Các bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật trong các trường hợp đã có tổn thương thực thể tại dây thanh: Viêm dày, hạt xơ, u nang, polyp..

Cách phòng ngừa khàn giọng

Hãy điều chỉnh thói quen hằng ngày để bảo vệ dây thanh âm, hạn chế hiện tượng khàn tiếng. Cụ thể cần:

Bỏ hút thuốc và tránh khói thuốc lá vì sẽ kích thích dây thanh âm và thanh quản, làm khô cổ họng.

Không nên uống nước lạnh, nước đá, hay khạc nhổ vì gây ảnh hưởng thanh quản.

Hạn chế ăn lạnh, ăn chua cay; Tránh chất có caffeine và rượu vì chúng có thể làm khô thêm cổ họng.

Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và quàng khăn giữ ấm cổ khi trời lạnh; Rửa tay thường xuyên (do khàn tiếng gây ra bởi một bệnh nhiễm trùng hô hấp do virus nên rửa tay để ngăn lây lan).

Ngoài ra nên uống nhiều nước (lỏng, loãng) để giảm triệu chứng, làm ẩm cổ họng. Ăn nhiều vitamin, hoa quả tươi. Hàng ngày giữ ấm cổ, súc miệng nhiều lần bằng nước trà, nước muối, mật ong - chanh.

Khi bị khàn tiếng cần hạn chế nói chuyện, la hét, hát hò nhiều và lâu… vì sẽ quá sức cho cổ họng, có thể làm tăng áp lực lên dây thanh âm và gây viêm. Nên tắm nước nóng vì hơi nóng giúp mở đường hô hấp, cung cấp độ ẩm. Hoặc nhai kẹo cao su giúp kích thích tiết nước bọt, làm dịu cổ họng. Loại bỏ các chất gây dị ứng từ môi trường vì có thể làm trầm trọng hoặc kích hoạt thêm khàn tiếng.

Không nên tự ý trị liệu khàn tiếng tại nhà, hoặc tự ý uống thuốc tây vì có thể giảm triệu chứng tức thời, nhưng dễ tái phát. 

Khàn tiếng ở trẻ em có một số trường hợp đặc biệt: Dị hình thanh quản, thoát vị thanh quản. Biểu hiện là thay đổi về giọng xuất hiện từ khi mới sinh qua giọng trẻ khi khóc. Bố mẹ phải chú ý để đi khám chuyên khoa tai mũi họng sớm để được điều trị, tránh những nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng trẻ như khó thở thanh quản do bít tắc đường thở (rất hiếm gặp).

Khàn tiếng có thể là hậu quả của thanh quản bị viêm (viêm thanh quản), kéo dài vài ngày. Nhưng nếu bị khàn tiếng kéo dài vài tuần cần đi khám sớm. Nếu biểu hiện này kéo dài trên 12 tuần, cần phải có sự thăm khám của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng chuyên sâu về giọng.

Bài tập về giọng: Khi bị khàn tiếng không nói quá to, không được nói thì thầm, tập thở bụng và tập phát âm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên về giọng.

Theo Gia đình & Xã hội