1. Đổ nhầm xăng vào động cơ chạy bằng dầu Diesel

Theo trang web của FuelFixer, một dịch vụ khắc phục sự cố bơm nhầm nhiên liệu phổ biến ở Anh, khi đổ nhầm xăng vào động cơ diesel và tiếp tục đi ngay, tùy vào lượng diesel còn lại trong bình, xe vẫn có thể tiếp tục di chuyển, nhưng sau một quãng đường sẽ bị chết máy, phải kéo về xưởng để sửa chữa. Nếu để xe dừng lâu sau khi đổ nhầm (hoặc để qua đêm), xe có thể sẽ khó nổ ngay khi khởi động và nhanh chóng bị chết máy.

Thông thường, dầu diesel sẽ nặng hơn xăng nên khi vừa bơm vào, nên xăng sẽ có xu hướng nổi lên bên trên dầu, nhưng đồng thời vẫn hòa tan dần vào dầu để theo bơm nhiên liệu đi vào buồng đốt.

Trang FuelFixer dẫn chứng một trường hợp sau khi bơm nhầm xăng, chiếc xe diesel vẫn chạy tiếp tới 20 dặm (gần 35km) mới chết máy, và trong quãng đường này, số diesel vẫn tiếp tục được động cơ tiêu thụ, nhưng với hàm lượng pha lẫn xăng tăng dần lên.

Khi xăng từ bình nhiên liệu đi vào tới đường bơm nhiên liệu sẽ hòa tan dầu, giảm độ bôi trơn và làm mòn nhanh bơm cao áp, qua vòi phun nhiên liệu, sau đó đi vào buồng đốt, làm mòn séc-măng, piston, xy-lanh của động cơ.

Động cơ diesel không dùng buji đánh lửa mà sử dụng cơ chế ép tới áp suất đủ lớn đề dầu tự nổ, nhưng chỉ số octane của xăng cao hơn nên cần áp suất lớn hơn, dần khiến động cơ diesel phát ra tiếng gõ lọc cọc mạnh hơn và dần chết máy.

Việc bơm nhầm nhiên liệu giữa xăng và dầu xảy ra có thể do tính chủ quan, thiếu tập trung hoặc thiếu hiểu biết.

Theo trang FuelFixer, hư tổn nghiêm trọng nhất do việc bơm nhầm xăng vào động cơ diesel là hiện tượng nóng và bó máy, hỏng séc măng hoặc cả bộ hơi, pít-ton, xy-lanh, dẫn tới phải thay cả máy.

Nếu để xe lâu không đi ngay sau khi đổ nhầm xăng, xăng có thể ăn mòn đường dẫn nhiên liệu bằng cao su, dẫn đến phải thay mới.

Nếu ngay lập tức phát hiện việc đổ nhầm, tuyệt đối không được khởi động động cơ. Tiến hành hút sạch toàn bộ nhiên liệu bị trộn lẫn ra ngoài, dùng bơm tay bơm hết dầu lẫn xăng ra, cho dầu mới vào bơm cao áp để súc rửa tiếp.

Sau khi làm sạch vòi , phun khỏi xăng lẫn dầu, có thể khởi động lại động cơ và cho chạy không tải 10-20 phút để kiểm tra, nếu vẫn nổ như bình thường thì có thể yên tâm sử dụng, còn nếu có tiếng kêu lạ từ động cơ thì nên tắt máy và đưa tới xưởng bảo dưỡng để kiểm tra toàn bộ.

Tuy nhiên, trang web dịch vụ bảo hiểm và khắc phục sự cố xe hơi AA của Ireland lại có khuyến nghị khá “chủ quan” rằng nếu bạn sử dụng động cơ diesel đời cũ và lượng xăng đổ vào nhiều hơn 10% (5 lít xăng trong bình diesel dung tích 50l) thì mới phải hút xăng lẫn diesel ra, còn nếu thấp hơn 10% thì chỉ việc đổ đầy bình nhiên liệu diesel là có thể chạy xe bình thường.

2. Đổ nhầm dầu vào động cơ xăng

Với trường hợp này, thường thì rất hiếm có thể xảy ra bởi lẽ, vòi bơm nhiên liệu dầu Diesel  tại các trạm bơm sẽ có thiết kế lớn hơn so với miệng của bình chứa các động chạy bằng nhiên liệu xăng. Nếu như có tình trạng này xảy ra, hiện tượng là gì?

Chuyện gì xảy ra khi đổ nhầm nhiên liệu cho ô tô?

Chuyện gì xảy ra khi đổ nhầm nhiên liệu cho ô tô?

Hiện tượng: Động cơ sẽ xả nhiều khói muội hơn bởi lẽ, khi đổ nhầm dầu vào động cơ xăng, dầu sẽ không được đốt hết, rồi dần dần chuyển sang bó và kẹt động cơ do muội bám vào xy lanh -> kẹt pít-ton. Vì vậy, nếu như xe của bạn đang tham gia giao thông ở một vận tốc cao thì chắc chắn hậu quả để lại cho chiếc xe là không hề nhỏ

Hậu quả: gãy trục khuỷu, động cơ bị hỏng nặng.

Biện pháp: Nếu phát hiện sai sót này sớm, tùy thuộc vào mức độ dầu diesel được đổ vào động cơ xăng (mức 10%) và động cơ xe là mới hay cũ để người sở hữu có những phương án, biện pháp khắc phục tốt nhất. Tốt nhất, nếu phát hiện kịp thời, không khởi động động cơ hay tắt máy ngay lập tức và tiến hành hút hết phần nhiện liệu có trong bình nhiên liệu

Nếu mức độ dầu diesel dưới 10% (được so sánh với dung tích của bình nhiên liệu) với xe không sử dụng phun xăng điện tử, xe đời cũ -> thì bạn hoàn toàn có thể đổ thêm xăng để hòa tan dầu, xe vẫn chạy bình thường, có chi chỉ là hơi khói một xíu thôi.

Còn nếu xe đời mới, động cơ hiện đại thì tốt hơn hết là hãy gọi cứu hộ, dắt em xế hộp về gara chăm sóc.

Theo Duy Phan tổng hợp/Gia Đình Việt Nam