Tòa dinh thự với kiến trúc độc đáo, có tuổi đời hơn 100 năm ở Hà Giang là điểm đến hấp dẫn mà du khách không thể bỏ qua khi đến nơi địa đầu Tổ quốc.

Tòa dinh thự họ Vương được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1993. Tuy nhiên, đến năm 2002 gia đình họ Vương mới biết quyết định này, khi nhà chức trách Hà Giang đến đưa những người đang sống trong dinh thự ra ngoài để trùng tu làm bảo tàng.

Bộ Văn hóa sau đó đã quyết định công nhận di tích của Bộ không quốc hữu hóa dinh thự, không tước quyền sở hữu của những người trong gia đình họ Vương (trong Thông báo số 1125 năm 2002 của Bộ Văn hóa Thông tin đã khẳng định tại văn bản 937).

Tuy nhiên, mới đây gia đình ông Vương Duy Bảo (cháu nội của Vua Mèo) mới biết UBND tỉnh Hà Giang đã cấp sổ đỏ cho Phòng Văn hóa Thông tin huyện Đồng Văn sử dụng lâu dài mảnh đất gắn liền với tòa dinh thự họ Vương từ năm 2012.

Thông tin này khiến những người trong gia đình họ Vương rất bức xúc, ông Vương Duy Bảo đã gửi đơn cầu cứu đến Thủ tướng Chính phủ, khẩn thiết mong Thủ tướng giúp giải quyết sự việc trên để trả lại quyền sử dụng mảnh đất, gắn với tòa dinh thự đã hơn 100 năm nay của gia đình họ Vương.

Dưới đây là những hình ảnh và thông tin chi tiết về tòa dinh thự này.

nằm giữa thung lũng Sà Phìn, Đồng Văn.

Dinh thự nằm giữa thung lũng Sà Phìn, Đồng Văn, Hà Giang. Toàn bộ dinh thự có diện tích gần 3.000 m2, có 3 cung Tiền, Trung, Hậu với 64 phòng, dành cho 100 người ở.

Tất cả các vật liệu đá của dinh thự do chính người dân nơi đây đục đẽo bằng tay rồi

Toàn bộ dinh thự được làm hoàn toàn thủ công. Tất cả các vật liệu đá của dinh thự do chính người dân nơi đây đục đẽo bằng tay. (Ảnh: hachi8)

Khu phòng làm việc và tiếp khách trong dinh thự họ Vương. (Ảnh: Hachi8)

Phòng làm việc và tiếp khách của vua Mèo. 

60% vật liệu trong ngôi nhà là gỗ lim và nghiến. (Ảnh: Dân Trí)

Toàn bộ gỗ của ngôi nhà trước đây đều được làm từ gỗ thông đá. Kể từ khi trở thành tài sản của Nhà nước, các vật liệu gỗ của ngôi nhà đã bị thay đổi khoảng 60% bằng gỗ lim và gỗ nghiến.

chân cột nhà bằng quả cầu đá mang hình quả anh túc. Theo lời kể lại, những thợ giỏi nhất ở Vân Nam thời đó chạm khắc rồi dùng bạc trắng Đông Dương mài cho bóng chân cột nhà, mang màu đồng thau cho giống quả anh túc khô.

 Chân cột nhà bằng quả cầu đá mang hình quả anh túc khô, do những thợ giỏi nhất ở Vân Nam thời đó chạm khắc rồi dùng bạc trắng Đông Dương mài cho bóng.

Nhiều chi tiết trang trí trong dinh thự có hình hoa anh túc

Nhiều chi tiết hoa văn được chạm khắc bằng đá có hình hoa anh túc trong dinh thự.

Cửa nhà bằng gỗ với những chạm trổ hoa văn độc đáo

Cửa nhà bằng gỗ với những chạm trổ hoa văn độc đáo, tinh tế.

dinh thự vua Mèo về cơ bản vẫn giữ được nét những nét xưa cũ, chỉ có điều hệ thống sàn nhà gỗ đã bị cạy phá, chỉ còn trơ nền đất. Nguyên nhân là trong thời chiến, nhà cụ Đức bị nghi chôn cất tài sản dưới nền nhà.br class=

 Dinh thự Vua Mèo về cơ bản vẫn giữ được nét những nét xưa cũ, chỉ có điều hệ thống sàn nhà gỗ đã bị cạy phá, chỉ còn trơ nền đất. Nguyên nhân là trong thời chiến, nhà cụ Đức bị nghi chôn cất tài sản dưới nền nhà.

Kho chứa thuốc phiện

Kho chứa thuốc phiện trong dinh Vua Mèo.

thuốc phiện

Bộ đồ dùng hút thuốc phiện của Vua Mèo Vương Chính Đức và con trai Vương Chính Sình. (Ảnh: Vân Ảnh)

trong dinh thự còn lưu giữ được nhiều hiện vật gốc như cối đá, bếp sưởi, bàn ghế gỗ tiếp khách, chậu tắm làm bằng đá v..v.

Trong dinh thự còn lưu giữ được nhiều hiện vật gốc như cối đá, bếp sưởi, bàn ghế gỗ tiếp khách, chậu tắm làm bằng đá v..v.

Cụ Vương Chính Đức cùng con cháu trong dòng họ và lính bảo vệ.

Bức ảnh Cụ Vương Chính Đức cùng con cháu trong dòng họ và lính bảo vệ.

Hồng Hạnh/Reatimes.vn