Cụ thể, chiều ngày 26/2, hàng ngàn công nhân của công ty TNHH Hai Vina Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An - một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng tại cụm công nghiệp Kim Liên hoạt động trong lĩnh vực may mặc) đã tập trung trước công ty để phản đối, bày tỏ sự bất bình trước việc công ty thông báo tăng lương nhưng lại giảm các khoản phụ cấp.

Hàng ngàn công nhân của công ty tập trung trước cổng công ty...

Hàng ngàn công nhân của công ty tập trung trước cổng công ty...

Theo đó, công nhân tại đây cho biết, vừa qua công ty thông báo tăng lương cơ bản cho công nhân tại đây thêm khoảng 200.000 đồng/tháng nhưng phía công ty lại cắt giảm một số khoản phụ cấp (như tiền nhà ở, tiền xăng xe, tiền độc hại khoảng 450.000 đồng) nên mặc dù lương được tăng theo quy định nhưng số tiền thực nhận của công nhân vẫn như cũ.

...bày tỏ sự bất bình, phản đối việc

...bày tỏ sự bất bình, phản đối việc "tăng lương, cắt giảm phụ cấp" của công ty

Trong khi đó, Căn cứ Luật lao động 2012 quy định thì “Tiền lương là bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác” và theo Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện về tiền lương quy định: “Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt như: “Bù đắp yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm... Bù đắp yếu tố tính chất phức tạp công việc... Bù đắp các yếu tố điều kiện sinh hoạt, nơi ở và các yếu tố khác làm cho điều kiện sinh hoạt của người lao động không thuận lợi khi thực hiện công việc... Bù đắp các yếu tố khuyến khích người lao động đến làm việc; khuyến khích người lao động làm việc có năng suất lao động, chất lượng công việc cao hơn hoặc đáp ứng tiến độ công việc được giao”.

Người lao động đồng đề nghị Ban Lãnh đạo công ty xem xét và giải quyết thỏa đáng

Người lao động đồng đề nghị Ban Lãnh đạo công ty xem xét và giải quyết thỏa đáng

Như vậy, việc Công ty TNHH HAIVINA Kim Liên thông báo tăng lương cơ bản thêm 200.000 đồng/tháng/công nhân nhưng công ty lại cắt giảm một số phụ cấp dẫn đến “tổng mức lương không đối” mới khiến người lao động bất bình đến như vậy.

Được biết, ngay sau khi sự việc xảy ra, ông Nguyễn Hồng Sơn – Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đàn, Nghệ An cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin, UBND huyện Nam Đàn đã có buổi làm việc trực tiếp với công ty HAI VINA Kim Liên.

Ông Sơn cho biết, công ty cũng đã thực hiện tăng lương theo đúng quy định. Tuy nhiên việc công ty, giảm, chuyển một số khoản phụ cấp ưu đãi trước đó thuộc quyền công ty tự quyết nên không thể can thiệp được. Sau quá trình xem xét, không phát hiện phía công ty vi phạm các quy định của nhà nước nên đã giao cho phía công ty xem xét giải quyết các kiến nghị của công nhân, đồng thời giải thích rõ để công nhân hiểu và ổn định tình hình, hoạt động sản xuất. Ngày mai phía công ty HAI VINA sẽ có thông thông báo chính thức đến các công nhân.

Luật lao động 2012 quy định: Các chế độ phụ cấp, nâng lương với người lao động được thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc quy định trong quy chế của người sử dụng lao động.

Căn cứ Điều 5, Luật lao động 2012 thì người lao động có quyền “đình công” để phản đối trong trường hợp bị xâm phạm đến quyền và lợi ích tập thể.

Việc tăng lương ít đồng thời cắt giảm các phụ cấp lương không phù hợp của Công ty HAIVINA Kim Liên đã và đang gây khó khăn cũng như dần làm mất niềm tin đối với người lao động.

Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin./.

Theo Dũng Bùi - Trúc An/Đô thị mới