Tính tiện lợi của những cửa hàng này được thể hiện qua vị trí cửa hàng, thời gian đóng/mở cửa của cửa hàng, những dịch vụ kèm theo phù hợp với đối tượng khách hàng mà cửa hàng đó nhắm đến.


Cửa hàng tiện lợi khác biệt so với siêu thị mini bởi phần lớn các cửa hàng tiện lợi đều mở cửa 24/24h trong cả tuần. 

Trong khi siêu thị mini cung cấp thực phẩm dạng tươi sống, cần chế biến mới có thể dùng được thì cửa hàng tiện lợi theo đúng cái tên của mình lại cung cấp những sản phẩm có thể sử dụng được ngay như: Thực phẩm chế biến sẵn, ngay tại cửa hàng có lò vi sóng giúp khách hàng chế biến và ăn ngay, đồ hộp, nước giải khát, bia rượu, thuốc lá, dược phẩm (không kê toa), hóa mỹ phẩm,… 

Thêm một khác biệt nữa giữa cửa hàng tiện lợi với siêu thị mini là tại cửa hàng tiện lợi của nhiều nước trên thế giới còn tích hợp dịch vụ thanh toán hóa đơn (điện, nước, điện thoại), thẻ điện thoại, dược phẩm,v.v…

Một số cửa hàng tiện lợi khách còn kiêm luôn cả dịch vụ bán xăng. Con số thống kê tại Mỹ cho hay: Có tới 80% cửa hàng tiện lợi cung cấp dịch vụ xăng dầu và 80% doanh thu bán xăng hàng năm tại đất nước này là đến từ các cửa hàng tiện lợi.

Diện tích của một cửa hàng tiện lợi dao động từ 50 - 200m².

Theo một cáo cáo của Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen, trong năm 2014, số lượng cửa hàng tiện lợi trên cả nước đã tăng 34,4% so với năm 2013, đạt 348 cửa hàng. Trong đó: TP Hồ Chí Minh có 326 cửa hàng, Hà Nội có 5 cửa hàng.

Diện tích trung bình các cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam là từ  100 - 150 m².

Tuy nhiên, do một vài yếu tố khác biệt nên giá sản phẩm tại cửa hàng tiện lợi thường cao hơn so với siêu thị, cửa hàng tạp hóa.

Hiện tại, những thương hiệu cửa hàng tiện dụng được biết đến ở Việt Nam có thể kể đến: Hệ thống Circle K (Mỹ), MiniStop (Nhật Bản), Zakka Mart (Việt Nam), Shop & Go (Singapore), B'sMart (Thái Lan),...

Theo Vân Hà/