Quá trình đô thị hóa quá nhanh đã làm tăng nguy cơ của các vấn đề môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, lũ quét và sự nóng lên toàn cầu. Nhiều tổ chức, cả công cộng và tư nhân đang tích cực thực hiện các giải pháp để giảm thiểu tác động môi trường do nhiều hoạt động đô thị gây ra.

Màn sương mù ở Bắc Kinh là một trong những trường hợp điển hình nhất cho tình trạng ô nhiễm ở các đô thị. Một màn sương mù màu vàng ảm đạm đã "xâm chiếm" thành phố này từ lâu, có những thời điểm các trường học phải đóng cửa, người đi đường không lúc nào không đeo khẩu trang... Màn sương mù đã "cướp" đi những ngày ánh sáng của Bắc Kinh.

Nhưng tình trạng sương mù đó không chỉ "nhìn thật tồi tệ" mà đã thực sự trở nên nghiêm trọng. Theo báo cáo của Berkeley Eart, một đơn vị phân tích khí hậu có trụ sở ở California, không khí ô nhiễm ở Trung Quốc hiện rất độc hại, nó đã giết chết 4.400 người mỗi ngày. Và dù người dân Trung Quốc đã rất cố gắng để thích nghi với tình trạng ô nhiễm này (thậm chí hãng Swarovski còn thiết kế hẳn một chiếc mặt nạ ô nhiễm) nhưng đó chỉ là các giải pháp tình thế và không phải là sự chủ động mà Bắc Kinh đang cần.

Tham gia dự án Smog-Free Smog, cùng với phòng thí nghiệm thiết kế của mình, Daan Roosegaarde, người đang được đánh giá là có tầm nhìn trong lĩnh vực quy hoạch đô thị, đang tung ra một loạt các giải pháp cải tiến đô thị để giải quyết bầu không khí độc hại trên quy mô lớn.

Tòa tháp không khói bụi của Roosegaarde

Tòa tháp không khói bụi của Roosegaarde

Trong bức ảnh trên đây là "tòa tháp không khói bụi sương mù". Tòa tháp này được dự định đặt trong các công viên ở thành phố. Tòa tháp này có khả năng hút các hạt ô nhiễm bằng cách phát ra các ion dương; những hạt này sau đó được kết nối với bề mặt mang điện tích âm và không khí sạch sau đó sẽ được đẩy ra ngoài thông qua các lỗ thông hơi.

Tuy nhiên, các nhà phê bình đã nhanh chóng chỉ ra hạn chế của tòa tháp này: chạy bằng điện, không khí phát ra chỉ sạch hơn 75% và rằng tòa tháp thực chất chỉ có thể tạo ra một "bong bóng không khí sạch" xung quanh nó.

"Đương nhiên một tòa tháp nhỏ không thể giải quyết được vấn đề của toàn bộ thành phố", Roosegaarde nói. "Việc làm sạch được 75% không khí cho một khu vực chỉ giống như một hòn đá tạo ra những gợn sóng trên một dòng sông. Nhưng nếu tòa tháp này được đặt ở nhiều nơi thì hoàn toàn có thể hy vọng về một thành phố không khói bụi".

Phòng thí nghiệm của Roosegaarde cũng đang nêu đề xuất về một chiếc xe đạp giúp hút không khí ô nhiễm, làm sạch và sau đó thổi lại không khí tốt hơn để người đạp xe thở trong bầu không khí đó khi họ tiếp tục đạp xe. Roosegaarde đang hợp tác với Ofo, công ty chia sẻ xe đạp không bến, có trụ sở tại Bắc Kinh, để phân phối những bánh xe không khói này trên khắp thành phố.

"5 năm trước, khi tôi đạp xe, những người bạn Trung Quốc của tôi sẽ hỏi 'Bạn có nghèo không? Bạn có thể trả tiền taxi không?' nhưng giờ đây, những chiếc xe đạp Ofo này có ở khắp nơi. Một sự thay đổi về giá trị đã diễn ra nhanh chóng và điều đó cực kỳ đáng hy vọng", Roosegaarde bày tỏ quan điểm.

Chắc chắn, Chính phủ Trung Quốc đang thực sự nghiêm túc trong việc cải tạo môi trường bị ô nhiễm. Không khí độc hại ở đất nước là lỗi của việc đốt than quy mô lớn trong các khu công nghiệp và những gì Roosegaarde là đúng: Trung Quốc đang triển khai nhiều khoản đầu tư lớn nhất thế giới vào gió và mặt trời. Việc công bố tiêu chuẩn khí thải xe hơi mới và đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than cũng đang được xem xét.

Văn Văn (Nguồn: Property Guru)

Theo dothi.reatimes.vn