Các doanh nghiệp được vinh danh chủ yếu thuộc 16 ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp sản xuất, cụ thể: 

  • Cơ khí, máy móc, thiết bị
  • Dệt may - da giầy
  • Điện, điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông
  • Đồ gỗ, gốm sứ, thủ công mỹ nghệ
  • Đồ trang sức, kim hoàn, đá quý
  • Dược phẩm, hóa mỹ phẩm
  • Giấy, văn phòng phẩm, bao bì
  • Năng lượng, khoáng sản
  • Nhựa, cao su, hóa chất
  • Nông, lâm, thủy sản
  • Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm
  • Thực phẩm, đồ uống
  • Thương mại, dịch vụ
  • Vận tải, du lịch
  • Vật tư nông nghiệp
  • Xây dựng, vật liệu xây dựng, bất động sản

Tổng doanh thu của các doanh nghiệp này đạt hơn 662 nghìn tỷ đồng trong năm 2015, tăng gần 20% so với năm 2013.

Giá trị xuất khẩu đạt hơn 2 tỷ USD và đóng góp cho ngân sách Nhà nước 59.093 tỷ đồng, tăng hơn 27,6% so với năm 2013.

Các doanh nghiệp này đã tạo việc làm cho khoảng nửa triệu lao động. Ngoài ra, công tác xã hội và từ thiện mà các doanh nghiệp này đã đóng góp trong năm 2015 là gần 2.326 tỷ đồng.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định việc lựa chọn các doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia không vì mục đích thành tích, cũng không chịu sức ép về số lượng. Bộ tiêu chí mà chương trình đưa ra chính là “thước đo” để tuyển chọn “hiền tài”.

Chương trình không phải là giải thưởng, các doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia là bước khởi đầu cho doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý nhà nước. 

Thứ trưởng cũng mong muốn, doanh nghiệp sau khi đạt Thương hiệu Quốc gia sẽ đóng góp, tham mưu, đề xuất để hoạt động của Ban Thư ký có hiệu quả thiết thực, xây dựng chương trình mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp cũng như đất nước.

 
 
 

 Danh sách 88 thương hiệu quốc gia vừa được công bố

Theo Vân Hà (Tổng hợp)/Gia đình Việt Nam