Bệnh trĩ không ảnh hưởng đến tính mạng con người nên bệnh nhân thường bỏ qua. Sau nhiều năm, bệnh sẽ gây khó chịu, ảnh hưởng đến năng suất công việc và đời sống sinh hoạt

1. Dấu hiện của bệnh trĩ

Chảy máu

Lúc đầu, máu chảy rất kín đáo, tình cờ, bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào.

Về sau, mỗi khi đi cầu, bạn phải rặn nhiều do táo bón, máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa, cứ mỗi lần đi cầu, đi đứng nhiều hoặc ngồi xổm, máu lại chảy.

Thậm chí, máu chảy rất nhiều khiến bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi, máu từ búi trĩ chảy ra đông lại trong lòng trực tràng gây đi cầu ra máu cục.

Sa trĩ

Đây cũng là triệu chứng thường gặp. Tùy theo mức độ trĩ sa, mà bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng khác nhau.

Nếu trĩ sa đô 1, 2 thì không gây phiền hà nhiều. Nếu trĩ sa độ 3, người bệnh rất khó chịu khi đi cầu, đi đứng nhiều, làm việc nặng. Nếu trĩ sa đến độ 4, bệnh nhân thường xuyên khó chịu.

Các triệu chứng khác

Búi trĩ có thể không đau nhưng cộm, vướng. Búi trĩ đau khi khi: tắc mạch, sa trĩ nghẹt, nứt kẽ hậu môn.

Bệnh nhân có cổ áp xe đi kèm, nằm ngay dưới lớp niệm mạc hay trong hố ngồi - trực tràng… gây đau.

Người bệnh có chảy dịch nhầy ở hậu môn và thường kèm theo sa trĩ nặng, có khi là triệu chứng của bệnh lý khác như viêm trực tràng, u trực tràng…

Ngoài ra, bạn cũng có thể bị ngứa hậu môn và quanh hậu môn do viêm da bởi các chất dịch nhầy.

Ngoài ra, những người có nguy cơ cao (thường xuyên tiếp xúc với các nguyên nhân gây bệnh) phải chú ý đến các triệu chứng mới xuất hiện của bệnh để có biện pháp phòng và điều trị kịp thời.

Bệnh trĩ càng nặng, thời gian điều trị lâu, càng có nhiều biến chứng, phương pháp điều trị phức tạp và dễ tái phát.

2. Nguyên nhân của bệnh trĩ

Y học nghiên cứu một số yếu tố làm xuất hiện bệnh:

Rối loạn tiêu hóa hay bị táo bón

Tâm sinh lý: Bực bội buồn vui quá mức, lao động trí óc căng thẳng.

Tuổi càng nhiều càng dễ mắc bệnh trĩ.

Táo bón là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ

Nghề nghiệp: Ngồi nhiều, đứng nhiều, ít hoạt động, lao động nặng nhọc.

Khí hậu nhiệt đới: Mưa nhiều, ẩm ướt, thay đổi thời tiết.

Các bệnh trong hậu môn trực tràng, viêm đại tràng mãn, lỵ amip mãn tính,vv..

Yếu tố di truyền.

 Ngoài ra còn một số yếu tố khác: Có thai, béo phì, đái tháo đường, lười vận động, chế độ ăn uống không hợp lý…

3. Phòng và cách điều trị bệnh trĩ

Phòng bệnh trĩ

Theo Ngân hàng Thông tin Bệnh tiêu hóa quốc gia Mỹ, đau trong bệnh trĩ có thể điều trị bằng kem, mỡ hoặc thuốc viên đạn đặc trị.

Việc tắm bằng nước ấm cũng có thể giúp làm giảm triệu chứng bệnh.

Ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ:

Táo bón là nguyên nhân chính dẫn đến trĩ. Để tránh táo báo nên theo các lời khuyên dưới đây,  trong trường hợp táo báo nặng, bệnh nhân có thể được điều trị bằng các thuốc làm mềm phân hoặc chế phẩm bổ sung chất xơ.

Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày.

Điều chỉnh thói quen ăn uống:

Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà.

Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu.

Bạn nên tránh xa các tác nhân gây bệnh trĩ

Uống nước đầy đủ

Ăn giàu chất xơ từ hoa quả, rau xanh và ngũ cốc nguyên cám.

Vận động thể lực nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…

Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ …

Cách điều trị bệnh trĩ

Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.

Thuốc uống: Có tác dụng làm bền vững thành mạch như Oaflon, Ginkow procto,….

Cơ chế tác động của các thuốc này là làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề nhờ tác động kháng viêm tại chỗ, chống nhiễm trùng và chống tắc mạch.

Thuốc tại chỗ: gồm các loại thuốc mỡ (pommade) và đạn dược (suppositoire) bao gồm các tác nhân kháng viêm, vô cảm tại chỗ và dẫn xuất trợ tĩnh mạch./.

Theo Nhật Linh ( tổng hợp) / Gia đình Việt Nam