1. Dấu hiệu nhận biết ung thư phổi sớm nhất

Thở nặng nhọc

Khó thở hoặc thở khò khè có thể không phải là một triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bạn đột nhiên khó thở sau khi chạy lên cầu thang trong khi trước đây bạn không bị như vậy thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ sớm. Bởi những triệu chứng này rất có thể do một khối u ở phổi gây ra, cản trở việc hô hấp của bạn. 

Ho nhiều 

Ho dai dẳng dẫn đến khàn giọng, tình trạng khàn giọng kéo dài vài tuần không khỏi... có thể là do vấn đề ở phổi gây ra, ví dụ như viêm phổi, nhiễm trùng phổi. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng triệu chứng này do cảm lạnh hoặc dị ứng gây ra nên không đi kiểm tra. Kết quả là tình trạng viêm ở phổi tăng nặng hơn, dẫn đến ung thư phổi nếu không được điều trị kịp thời. 

Giảm cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân

Trong bất kì trường hợp nào, sự sụt cân diễn ra nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân, không liên quan đến việc bạn đã cắt giảm calo hoặc tập thể dục... thì rất có thể là do bệnh tật gây ra, kể cả bệnh ung thư. Thêm vào đó, nếu bạn cảm thấy ăn không ngon miệng thì càng dễ kết luận nguyên nhân có thể là do một khối u bên trong cơ thể bạn gây ra, không ngoại trừ khối u ở phổi, dẫn đến ung thư phổi sau này. Khối u này sẽ là tăng đột ngột sự trao đổi chất trong cơ thể bạn và gây ra tình trạng trên.

Đau ngực

Một triệu chứng điển hình của ung thư phổi là đau ngực, nhất là khi bạn cảm thấy đau sâu trong phổi mỗi khi nhấc một cái gì đó, khi bạn ho hoặc cười. Ngoài ra, dấu hiệu đau dai dẳng trong ngực mà không hết sau một thời gian dài cũng có thể là một biểu hiện của bệnh ung thư phổi mà bạn cần chú ý.

Đau tay và các ngón tay

Đau và mỏi ở các ngón tay có thể là hai dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư phổi mà nhiều người có xu hướng bỏ qua. Trong phần lớn các trường hợp, khi da của lòng bàn tay trở nên dày và có màu trắng với nếp nhăn rõ rệt thì càng có nhiều khả năng bạn bị ung thư phổi. Bạn nên đi khám để xác định tình trạng bệnh của mình.

Đờm có lẫn máu

Ho ra đờm có lẫn máu không bao giờ là dấu hiệu tốt, ngay cả khi lượng máu đó rất ít hoặc nhạt màu. Nếu bạn gặp tình trạng này, nên đi khám ngay lập tức vì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi hoặc một bệnh nghiêm trọng nào đó trong cơ thể bạn.

Thay đổi tâm trạng thất thường 

Bạn cảm thấy mình có thể dễ dàng thay đổi tâm trạng nhanh chóng, hay giận dữ và khó chịu, tiếp theo là mệt mỏi và thậm chí trầm cảm... thì rất có thể bạn đang có nguy cơ bị ung thư phổi hoặc bệnh ung thư nào đó. Vì bệnh ung thư có thể làm cho bạn bị rối loạn nội tiết, kích thích các dây thần kinh kiểm soát cảm xúc... 

Ung thư phổi có thể điều trị được nếu phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị khoa học, đúng cách

Ung thư phổi có thể điều trị được nếu phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị khoa học, đúng cách

Thường xuyên bị nhiễm trùng

Ung thư phổi có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng ảnh hưởng đến đường hô hấp và dẫn đến các bệnh như viêm phế quản hoặc các bệnh nhiễm trùng mãn tính khác. Nếu bạn bị nhiễm trùng phổi mãn tính, bạn nên dành thời gian đi chụp X-quang phổi để biết mình có nguy cơ bị ung thư phổi hay không. 

Đau vai

Đau vai có thể xảy ra nếu một khối u phổi phát triển và gây áp lực lên phần trên của phổi và các dây thần kinh ở nách. Áp lực này thường sẽ dẫn đến đau nhức, ngứa ran và cảm giác đau ở vai, bên trong cánh tay và bàn tay.

Bất thường ở các mô vú 

Dấu hiệu này thường gặp ở nam giới nhiều hơn. Đó là tình trạng vùng ngực to lên bất thường do các tế bào bệnh ung thư kích thích sự tiết nội tiết tố một cách bất thường. Tuy nhiên, chị em cũng không nên bỏ qua điều này, vì rất có thể đó là do các tế bào ung thư phổi hoặc ung th ở bộ phận khác gây ra.

  1. Phòng ngừa ung thư phổi

Bỏ thuốc lá

Độ tuổi bắt đầu hút thuốc, thời gian hút thuốc, số lượng điếu thuốc hút mỗi ngày, chủng loại thuốc lá… đều có mối liên quan chặt chẽ đến ung thư phổi. Hút thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ung thư, bỏ thuốc lá có thể giảm rõ rệt tỷ lệ mắc ung thư phổi.

Thuốc lá là tác nhân hàng đầu gây ung thư phổi

Thuốc lá là tác nhân hàng đầu gây ung thư phổi

Tỷ lệ mắc ung thư phổi của người hút thuốc lá so với những người không hút cao hơn gấp 10 lần. Do đó việc cần nhấn mạnh đầu tiên để phòng tránh ung thư phổi là bỏ thuốc lá và cũng tránh xa những làn khói thuốc xung quanh.

Tập thể dục thường xuyên

Các vận động thể lực kể cả các hoạt động đơn giản như làm vườn 2 lần 1 tuần có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư phổi.

Chế độ ăn giàu rau xanh và hoa quả

Phòng tránh ung thư phổi nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Hãy ăn các loại rau đa dạng, nhiều màu sắc khác nhau như súp lơ, rau chân vịt, hành, táo, cà chua, cam… Những thực phẩm này không chỉ có thể phòng bệnh  hiệu quả mà còn rất tốt cho những bệnh mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch vành…

Tránh tiếp xúc với phóng xạ và kim loại nặng

Đối với những công nhân làm việc trong môi trường rò rỉ hóa chất cũng phải áp dụng những biện pháp bảo hộ hiệu quả, tránh hoặc giảm tối thiểu việc tiếp xúc với những yếu tố độc hại gây ung thư.

 

Theo Nhật Linh (Tổng hợp) / Gia đình Việt Nam