Ngày 16/7/2015, Thanh Niên Online dẫn lời ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, đề xuất trên căn cứ vào chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 5%/năm, tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5%/năm, năng suất lao động xã hội tăng khoảng 3 - 3,5%/năm. Để đưa ra được mức đề xuất này, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐ VN) dựa vào một số dự báo như: Chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 5%/năm, tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5%/năm, năng suất lao động xã hội tăng khoảng 3 - 3,5%/năm.

Theo ông Chính, mặc dù tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, việc làm của người lao động cũng có nhiều thuận lợi trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đặc biệt là Việt Nam tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN và Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tuy nhiên, đời sống của người lao động vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Theo Tổng LĐLĐ VN, việc tăng lương tối thiểu vùng dựa vào nguyên tắc xác định như sau: Căn cứ vào quy định của pháp luật để điều chỉnh: Điều 91 của Bộ luật Lao động quy định, mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; điều kiện kinh tế - xã hội và mức tiền lương trên thị trường lao động. Tăng thêm ở mức hợp lý để thực hiện lộ trình đến năm 2017, mức lương tối thiểu phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.

Tăng lương đồng loạt cho người lao động từ năm 2016.

Tăng lương đồng loạt cho người lao động từ năm 2016. 

Đồng thời, Tổng LĐLĐ VN cũng căn cứ vào Luật BHXH 2014 (Điều 89). Theo đó, từ ngày 1/1/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động. 

Vì vậy, lộ trình tăng mức lương tối thiểu phải tránh gây đột biến về chi phí của doanh nghiệp. Phải bù đủ trượt giá (dự kiến khoảng 5%/năm), tăng theo mức tăng năng suất lao động khoảng 3 - 3,5%/năm để cải thiện tiền lương của người lao động.

Trên cơ sở này, Tổng LĐLĐ VN đề xuất mức lương tối thiểu vùng năm 2016 đề xuất tăng từ 350.000 – 550.000 đồng. Cụ thể, vùng 1 tăng 550.000 đồng, từ 3,1 triệu đồng lên 3,65 triệu đồng. Vùng 2, từ 2,75 triệu đồng lên 3,2 triệu đồng (tăng 450.000 đồng); vùng 3, tăng 400.000 đồng, từ 2,4 triệu tăng lên 2,8 triệu đồng; vùng 4 từ 2,15 triệu đồng lên 2,5 triệu đồng (tăng 350.000 đồng).

Vùng

MLTT 2016

Tăng so với 2015

% so với nhu cầu tối thiểu

MLTT 2017

Tăng so với 2016

Vùng 1

3.650

550

88,95

4.300

650

Vùng 2

3.200

450

87,05

3.800

600

Vùng 3

2.800

400

86,95

3.350

550

Vùng 4

2.500

350

87,38

3.000

500

(Đơn vị: 1.000 đồng). (MLTT: Mức lương tối thiểu)

Theo tính toán, mức tăng kể trên tương ứng khoảng 16,28 - 17,74%, đáp ứng được khoảng 87 - 89% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.

Trước đó, đại diện VCCI đã đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 là trên 10 %. Lý giải điều này, ông Vũ Tiến Lộc – Chỉ tịch VCCI cho rằng: Mức tăng này sẽ đáp ứng được 3 yêu cầu chính: “Đó là bù được sự mất giá của đồng tiền hiện nay, phù hợp với nhịp độ tăng năng suất lao động và có một tỉ lệ phần trăm nhất định để rút ngắn mức sống hiện tại của người lao động và mức sống tối thiểu theo Nghị quyết của Đảng đề ra”.

Nếu không tính tới các yếu tố khác mà tăng lương quá nhanh, ông Vũ Tiến Lộc cảnh báo, mức lương tối thiểu vùng tăng quá cao so với nhịp độ tăng năng suất lao động làm các doanh nghiệp không thể mở rộng và phát triển sản xuất, ảnh hưởng sự cạnh tranh nền kinh tế và tăng trưởng GDP./.

Nhật Linh (Tổng hợp) / Theo Ngày nay Online