Từng xử phạt hàng trăm công ty

Cuối năm 2015, Cục trưởngCục An toàn thực phẩmđã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 22 công ty vi phạm về an toàn thực phẩm, thu hồi hiệu lực 44 giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, 2 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, tạm dừng lưu thông 11 lô sản phẩm thực phẩm.

Doanh nghiệp dược phẩm thiếu trách nhiệm với người tiêu dùng:SOS!

Một sản phẩm thực phẩm chức năng bị xử phạt

ng danh sách xửphạt có nhiều công ty như: Công ty TNHH Grow Green AZ (Số 8, ngách 78, ngõ Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nộị), vi phạm quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng Cumasen trên website http://lasen.com.vn có nội dung quảng cáo không phù hợp với nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận; CTCP Thương mại Dược phẩm Quốc tế Á Châu (Số nhà 28, tổ 19, phường Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội), vi phạm sản xuất và bán 4 lô sản phẩm thực phẩm chức năng Brain KBG, Thực phẩm chức năng Cốm vi sinh Bioprobiotic New, Thực phẩm chức năng Valsleepy, Thực phẩm chức năng Cốm bổ Canxi AC kisd không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng; Công ty TNHH Thực phẩm chức năng Hoàng Hạ Vy (Số 102, Vũ Trọng Phụng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội), vi phạm bán sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe bột sữa non Vplus Colostrum Milk Powder 450 g có chất lượng không phù hợp với chỉ tiêu công bố ghi trên nhãn chính trong hồ sơ công bố sản phẩm...

Cục An toàn thực phẩm đã quyết định thu hồi hiệu lực: Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phấm đối với các sản phẩm: Thực phẩm chức năng Super Growth Height của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Kiều Việt; Thực phẩm chức năng Superior Fat Burner của Công ty TNHH Minh Anh; thực phẩm chức năng Thận Lực Phiến của CTCP Dược phẩm Khang Đạt. Đồng thời, thu hồi 37 giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phấm của Công ty TNHH Một thành viên MC Food, 5 Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phấm/Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy của CTCP Dinh dưỡng Wellcare.

Trong năm 2015, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm đã ra quyết định xử phạt 261 công ty vi phạm về an toàn thực phẩm với tổng số tiền phạt hơn 4,75 tỷ đồng. Trong đó, có 203 công ty vi phạm về quảng cáo bị phạt hơn 3,57 tỷ đồng; thu hồi 74 giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, 8 giấy xác nhận nội dung quảng cáo, 2 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; tạm dừng lưu thông 71 lô sản phẩm, thu hồi tiêu huỷ 5 sản phẩm và 230kg sản phẩm vi phạm về chất lượng, chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng khác xử lý 15 trường hợp.

Đại gia dược phẩm cũng sai phạm

Mặc dù xử lý như vậy nhưng thời gian qua, hiện tượng các công ty sai phạm, gian dối trong quảng cáo vẫn tiếp tục gia tăng. Gần đây, quảngcáo của Thực phẩm chức năng Ích Giáp Vương do Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu tiếp thị và phân phối có rất nhiều sai phạm. Hai trang website này thường xuyên đăng tải các bài viết dưới dạng bệnh nhân chia sẻ, phỏng vấn, hỏi đáp về bệnh bướu cổ.

Trong đó, nội dung các bài viết tập trung ca ngợi tác dụng như "thần dược" của Ích Giáp vương. Nhưng những bài viết này hầu như không nhắc tới việc Ích Giáp Vương không phải là thuốc và không có tác dụng chữa bệnh.

Ví dụ: thay bằng viết rõ ràng, cụ thể "thực phẩm chức năng Ích Giáp Vương" các trang web này chỉ viết theo cách mập mờ "sản phẩm Ích Giáp Vương".Không ít bệnh nhân đã hiểu lầm Ích Giáp Vương là thuốc chữa bệnh và đặt mua với giá trên 200.000 đồng/hộp. Nếu sử dụng 6 tháng, bệnh nhân sẽ phải từ 20-50 hộp.

Doanh nghiệp dược phẩm thiếu trách nhiệm với người tiêu dùng:SOS!

Nội dung quảng cáo của Công ty Tâm Bình từng bị "thổi còi"

Theo các chuyên gia, Ích Giáp Vương của Công ty Dược phẩm Á Âu được quảng cáo là loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị được cả bệnh lý cường giáp và suy giáp là phản khoa học vì đây là hai bệnh lý khác nhau. Trong điều trị hay hỗ trợ điều trị đều không thể sử dụng một sản phẩm.

Ngay cả một công ty lớn là Công ty Dược phẩm Tâm Bình cũng có rất nhiều sai phạm trong quảng cáo thực phẩm chức năng. Cách đây ít lâu, trên website tambinh. vn của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Dược phẩm Tâm Bình (Dược Tâm Bình) rầm rộ quảng cáo và rao bán TPCN Viên Gout Tâm Bình với nội dung quảng cáo không có trong Giấy xác nhận nội dung quảng cáo của Cục ATTP cấp.

Giấy phép cho phép hình thức quảng cáo duy nhất của sản phẩm là “Quảng cáo trên truyền hình” song trên website tambinh.vn của công ty này lại đăng tải đầy đủ những thông tin, tác dụng, giá thành sản phẩm,… nhằm quảng bá tới người dùng. Nội dung quảng cáo cũng có sự khác biệt so với maket đã được Cục ATTP duyệt cấp phép.

Cụ thể, trong Giấy xác nhận nội dung quảng cáo, TPCN Viên Gout Tâm Bình có tác dụng “Hỗ trợ điều trị bệnh Gout, giúp sảm sưng, giảm đau các khớp, giúp tăng cường chuyển hóa lợi tiểu; giúp đào thải giảm acid uric trong máu; giúp bồi bổ can thận, tăng cường hoạt động chức năng của gan thận, ngăn ngừa bệnh tái phát”.

Thế nhưng khi quảng cáo trên website, sản phẩm TPCN Viên Gout Tâm Bình lại “mọc” thêm nhiều tác dụng mới như: “Phòng ngừa bệnh gút”, “Phòng ngừa cơn gút cấp tính ở bệnh nhân mãn tính”.

Nghiêm trọng hơn, có trang web này còn ngang nhiên đăng tải hình ảnh của Giáo sư – Tiến sĩ Dương Trọng Hiếu, được giới thiệu là Tiến sĩ đầu tiên của ngành Y học cổ truyền. Trong ảnh, có 02 hộp TPCN Viên Gout Tâm Bình được đặt ngay ngắn trước mặt vị bác sĩ này.

Việc này đã vi phạm khoản 6 điều 3: “Sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của các đơn vị y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm” bị nghiêm cấm theo Thông tư hướng dẫn về quảng cáo thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

Đặc biệt, với sản phẩm viên khớp Tâm Bình, Cục ATTP quyết định xử phạt vi phạm hành chính 40 triệu đồng đối với công ty Dược phẩm Tâm Bình do quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng Viên khớp Tâm Bình có nội dung gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.

Sau khi sự việc xảy ra, bà Lê Thị Bình - Tổng giám đốc Công ty Dược phẩm Tâm Bình cho biết: “Sai sót này xuất phát từ lỗi vô ý của bộ phận biên tập trang web đã không hiểu đúng bản chất của sản phẩm viên khớp Tâm Bình cũng như những sản phẩm khác của công ty”.

Chưa dừng ở đó, gần đây, dư luận lại xôn xao việc viên khớp Tâm Bình có thành phần chứa một loại chất độc hại lẽ ra cần cảnh báo thì công ty lại hồn nhiên quảng cáo: “Người bệnh có thể yên tâm sử dụng mà ít lo sản phẩm sẽ gây ra tác dụng phụ trong suốt quá trình dùng, đặc biệt với những người muốn dùng thuốc lâu dài”.Giúp bồi bổ can thận, mạnh gân cốt, hoạt huyết, thông kinh lạc, tăng lưu thông khí huyết, giảm đau nhức xương khớp, đau mỏi cơ bắp, làm chậm quá trình lão hóa khớp...

Chiều 4-12, truy cập trang web của công ty, chúng tôi phát hiện công ty này đã “âm thầm” gỡ bỏ nội dung thành phần chất có nguy cơ độc hại ra khỏi thành phần thuốc mà không hề có lời giải thích cho người tiêu dùng.

Liệu có “nhờn luật”?

Đã có nhiều vụ xử phạt nhưng không ít doanh nghiệp đã tỏ ra “nhờn thuốc”, như sản phẩm Ngọc Phấn Tình với những lời quảng cáo "có cánh" khiến nhiều người nhầm tưởng là thuốc có thể chữa tất cả các loại bệnh phụ khoa. Đây là sản phẩm của Công ty Sản xuất và Thương mại Ruby Natural trực thuộc Tập đoàn Ruby’s World với địa chỉ website: www.ngocphantinh.com.

Sản phẩm được quảng cáo là có nguyên liệu bào chế từ 100% dược liệu quý hiếm với hơn 18 loại thuốc quý như: Khổ sâm, Hạt xà sàng, Cỏ ích mẫu, Hoàng bá, Huyết Kiệt, Bản lam căn, Cương tàm, Long não, Hồng hoa…Ban đầu, một số trang mạng quảng cáo Ngọc Phấn Tình là thuốc đặc trị bệnh phụ khoa ở phụ nữ, thuốc có thể chữa được các loại bệnh liên quan đến viêm nhiễm vùng kín…

Doanh nghiệp dược phẩm thiếu trách nhiệm với người tiêu dùng:SOS!

Sản phẩm Ngọc Phấn Tình

Theo lời quảng bá của Facebooker Ngọc Phấn Tình - Tổng Đại Lý Huệ Mi, sau 2 ngày ra mắt sản phẩm Ngọc Phấn Tình, Công ty Ruby’s World và Ruby Natural đã đạt được 18 tỷ đồng. Facebooker này cho biết hơn 60% cho phản hồi hiệu quả ngay sau 1 lần sử dụng, hơn 30.000 sản phẩm đã được bán ra chỉ trong 2 ngày. Thậm chí, Tập đoàn Ruby’s World và Ruby Natural đã chi ra 5 tỷ để thuê Giáo sư, tiến sỹ hàng đầu Việt Nam nghiên cứu bào chế Ngọc Phấn Tình.

Mặc dù có nhiều trang mạng quảng cáo sản phẩm là "thuốc" nhưng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, không cấp phép lưu hành cho bất cứ loại thuốc nào có tên Ngọc Phấn Tình. Đến nay, sau khi báo chí phản ánh, công ty Sản xuất và Thương mại Ruby Natural đã sửa lại nội dung giới thiệu về sản phẩm Ngọc Phấn Tình, hiện tại Ngọc Phấn Tình chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh phụ khoa. Trang web ngocphantinh.com cũng bất ngờ tháo dỡ toàn bộ quảng cáo ban đầu về sản phẩm. Song điều lạ lùng là với nhiều sai phạm như vậy, công ty này vẫn không hề bị cơ quan chức năng xử lý.

Theo congly.vn