Theo báo cáo dự báo năm 2017, việc giữ vững mặt bằng lãi suất như trong năm 2016 gặp một số thách thức đó là: lạm phát có khả năng tăng trong năm 2017 khi giá hàng hóa thế giới phục hồi;  lãi suất USD trên thị trường thế giới tăng; áp lực từ phía tỷ giá; nợ xấu và tái cơ cấu tại một số ngân hàng yếu kém ảnh hưởng đến mặt bằng lãi suất;  ảnh hưởng của việc áp dụng quy định của Thông tư 06 về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn kể từ 1/1/201733 .

Về thị trường tỷ giá, tỷ giá Mục tiêu ổn định tỷ giá trong năm 2017 sẽ khó khăn hơn do một số đồng tiền chủ chốt trong giỏ tính tỷ giá giảm giá mạnh so với USD, đặc biệt là đồng Nhân dân tệ, Euro và lạm phát có khả năng tăng trong năm 2017 khi giá hàng hóa thế giới phục hồi.

Đồng thời tỷ giá trong năm 2017 còn chịu áp lực từ việc cán cân thanh toán quốc tế sẽ không thuận lợi như năm 2016 khi:

- Về phía cán cân thương mại: Năm 2017 nhập khẩu được dự báo sẽ tăng cao hơn khi tăng trưởng phục hồi.

Trong khi đó, xuất khẩu có thể gặp khó khăn khi cầu thế giới chậm phục hồi, năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam bị ảnh hưởng khi đồng tiền của các nước đối thủ mất giá mạnh so với USD; giá hàng hóa cơ bản thế giới năm 2017 dự báo tăng.

Phân tích của UBGSTCQG cho thấy giá hàng hóa cơ bản thế giới có tác động ngược chiều đến cán cân thương mại của Việt Nam.

- Về cán cân vốn:  chính sách của Tổng thống mới đắc cử Mỹ làm chủ nghĩa bảo hộ có nguy cơ quay trở lại trong đó có việc rút khỏi TTP có thể sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến dòng vốn FDI vào Việt Nam;  chính sách tiền tệ của các nước phát triển nhìn chung tiếp tục nới lỏng.

Ngoại trừ Mỹ, chính sách tiền tệ dần thắt chặt trong năm 2017 sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư gián tiếp vào các nền kinh tế mới nổi.

Theo Duy Phan tổng hợp/Reatimes