Ứng dụng này được mô tả là cung cấp cơ hội tuyệt vời giúp người hâm mộ có thể được tiếp xúc với thần tượng của mình để thỏa mãn lòng mong ước.

Công ty này mua lại thời gian của các ngôi sao sau đó bán cho công chúng. Nếu giao dịch được thực hiện, công ty sẽ được hưởng 3%. Giao dịch được thanh toán qua công nghệ thanh toán trực tuyến NetEasy của Trung Quốc.

Một tháng, trung bình công ty sẽ thu lợi khoảng 300-400 triệu Nhân dân tệ (Gần 1,6 tỉ đồng) khi kinh doanh thời gian của người nổi tiếng.

Nội dung của giao dịch mua bán bao gồm chat trực tuyến, nói chuyện qua điện thoại hoặc tương tác trên các mạng xã hội, chat video và cao nhất là một cuộc hẹn với người nổi tiếng.

Ví dụ, người hâm mộ mua một giây của người nổi tiếng sẽ chat văn bản, cuộc gọi trực tiếp hết 600 giây, gặp mặt ngoài đời hết 7.200 giây và số tiền sẽ tỷ lệ thuận với số giây người hâm mộ bỏ ra.

Hơn 500 ngôi sao đã tham gia ứng dụng này, bao gồm cả diễn viên, người mẫu, Mc, nhạc sĩ, vận đông viên, thậm chí cả những game thủ chuyên nghiệp,…

Một vận động viên trượt băng Olympic sẽ cung cấp các bài học trượt băng, doanh nghiệp nổi tiếng tư vấn kinh doanh, ca sĩ cung cấp giọng hát để người hâm mộ làm nhạc chuông,… hầu hết người hâm mộ đều thỏa mãn khi dùng dịch vụ này.

"Kiểu kinh doanh này quá tuyệt", một độc giả viết trên trang The Paper, trong khi một người khác thì bình luận, "Thì ra, thời gian là tiền bạc."

Tuy nhiên, hiện nay, chính phủ đang theo dõi các dịch vụ này bởi nó liên quan đến pháp lý. Vì mặc dù dưới sự quản lý của các cơ quan chức năng nhưng nếu là cuộc giao dịch tài chính như tư vấn chứng khoán thì có thể chứa rủi ro cho người dùng.

Vả lại, một luật sư có tiếng ở nước này cho rằng, “thời gian không phải hàng hóa thương mại” do vậy ứng dụng này đang vi phạm quy định trong các lĩnh vực thương mại.

Theo Mi Trần/Reatimes