CPI bình quân sáu tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm trước tăng 0,86%.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 8 nhóm tăng bao gồm: Đồ uống và thuốc lá tăng 0,24%; May mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,17%; Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,3%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,12%;

Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,38%; Giao thông tăng 3,54%; Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,26% và Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,12%. Chỉ số giá nhóm Giáo dục không tăng. Chỉ số giá nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,03%; Bưu chính viễn thông giảm 0,03%.

Theo nhận định của Tổng cục Thống kê: CPI tháng 6 năm 2015 tăng chủ yếu do việc điều chỉnh giá xăng dầuvào ngày 20 tháng 5 năm 2015 góp phần tăng CPI chung của tháng 6 khoảng 0,3%;

Giá điện, xăng tăng đẩy CPI cả nước tháng 6 tăng 0,35%.

Giá điện, xăng tăng đẩy CPI cả nước tháng 6 tăng 0,35%.

Cùng với đó, giá dịch vụ y tế Tp.Hồ Chí Minh được điều chỉnh tăng từ ngày 1/6/2015 làm cho chỉ số giá dịch vụ y tế cả nước tăng 0,43% so với tháng trước, góp phần làm CPI cả nước tăng khoảng 0,02%.

Ngoài ra, do thời tiết nắng nóng nên nhu cầu dùng điện tăng lên làm cho chỉ số giá điện sinh hoạt tăng 1,52%, góp phần làm CPI cả nước tăng khoảng 0,04%. Tháng 6 cũng là thời điểm học sinh nghỉ hè nên nhu cầu du lịch tăng, chỉ số giá nhóm du lịch trọn gói tăng 1,12% so với tháng trước.

Bên cạnh đó, có các yếu tố khác khiến CPI giảm như: Giá các mặt hàng lương thực giảm do nguồn cung dồi dào; Giá gas trong nước điều chỉnh giảm vào ngày 01 tháng 6 năm 2015 (giảm 14.000 đồng/bình 12 kg) làm cho chỉ số giá gas giảm 2,27% so với tháng 5 năm 2015; Thêm vào đó giá dầu hỏa trong nước được điều chỉnh giảm vào ngày 21 tháng 05 và ngày 04 tháng 6 năm 2015 (giảm 440đ/lít).

Giá vàng và giá đô la Mỹ không nằm trong giỏ tính CPI. Trong tháng 6, giá vàng giảm 0,08%, trong khi đó giá đô la Mỹ tăng 0,62%.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 6 tháng đầu năm nay có tốc độ tăng tương đối thấp kể từ năm 2001 lại đây: Bình quân mỗi tháng CPI chỉ tăng 0,1%; Sau 6 tháng CPI tăng 0,55% so với cuối năm 2014, như vậy nếu không có những đột biến trong 6 tháng cuối năm, chỉ số giá tiêu dùng năm 2015 sẽ đạt được mục tiêu đề ra của Quốc hội.

Khi CPI giữ được ở mức ổn định, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ, các doanh nghiệp có thêm cơ hội tiếp cận với nguồn vốn vay tín dụng, mở rộng sản xuất, giảm giá thành, kích thích nhu cầu tiêu dùng./.

Bá Ngôn / Theo Gia đình Việt Nam