Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Bùi Sĩ Lợi, Luật Phòng, chống tác hại rượu bia có liên quan đến nhiều Luật khác như: Luật Thương mại, Luật Quảng cáo, Luật Đường sắt, đường bộ, hàng không. Lúc đầu Chính phủ trình đã tính tới sự đồng bộ của Luật Phòng, chống tác hại rượu bia với Luật Giao thông đường bộ.

Thời điểm Chính phủ trình Luật Phòng chống, tác hại của rượu, bia phương án quy định liên quan đến việc xử phạt người tham giao thông khi có nồng độ cồn trong máu và hơi thở được thực hiện theo Luật Giao thông đường bộ.

Quá trình thẩm tra, quan điểm của Ủy ban Các vấn đề xã hội và ý kiến cá nhân tôi cũng nhất trí việc phải đưa quy định đã uống rượu, bia là không tham gia giao thông vào trong Luật. Quá trình tiếp thu ý kiến sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng bày tỏ quyết tâm với quy định “đã uống rượu, bia là không lái xe”, và đề xuất đưa vào khoản 6 điều 5.

Về chế tài xử lý, Phó Chủ nhiệm Bùi Sĩ Lợi thông tin, Nghị quyết của Quốc hội đã giao cho Chính phủ khẩn trương sửa đổi, bổ sung quy định về xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó tăng chế tài xử phạt, xử phạt nghiêm các trường hợp sử dụng ma túy, rượu, bia chất kích thích khác khi điều khiển phương tiện giao thông”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sĩ Lợi nói.

giai dap nhieu thac mac ve quy dinh cam nguoi su dung ruou bia lai xe
Buổi họp báo thông tin kết quả kỳ họp thứ 7 nóng với nhiều câu hỏi liên quan đến quy định cấm người sử dụng rượu, bia lái xe. Ảnh: Quochoi.vn

Trả lời câu hỏi của báo chí về quá trình chuyển biến nhận thức đối với quy định nêu trên, ông Nguyễn Hạnh Phúc – Tổng Thư ký Quốc hội cho biết: Dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia ban đầu đưa ra hai phương án quy định liên quan đến việc uống rượu, bia của người điều khiển phương tiện giao thông. Trong đó có phương án 1 cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn. Điều này thể hiện quan điểm mạnh mẽ của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên, khi cho ý kiến, do đại biểu chưa hiểu rõ nên không có phương án nào được ủng hộ.

Tuy nhiên, trong các cuộc họp tại đoàn, tại tổ sau đó có sự trao đổi, giải thích rõ hơn về vấn đề này. Chính vì thế khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung quy định cấm uống rượu bia khi lái xe đã nhận được sự đồng thuận cao của đại biểu Quốc hội khi biểu quyết riêng nội dung này cũng như thông qua toàn bộ dự thảo luật.

Trước đó, trong buổi sáng 14-6, Dự thảo Luật Phòng chống tác hại rượu bia đã được Quốc hội thông qua với 408 đại biểu có mặt biểu quyết tán thành. Trong đó việc bổ sung quy định cấm người sử dụng rượu, bia điều khiển phương tiện giao thông đã được 374 đại biểu tán thành (chiếm tỷ lệ 77,27%).

Nguồn: https://phapluatxahoi.vn/giai-dap-nhieu-thac-mac-ve-quy-dinh-cam-nguoi-su-dung-ruou-bia-lai-xe-151948.html

Theo Pháp luật xã hội