Đây là lời khuyên của GS Christine Henseler, ĐH Union (Hoa Kỳ) trong bài viết mang tên "Want Your Kids to Have a Secure Future? Invest in a Liberal Arts Education".

Trong một tương lai rất gần, lợi thế cạnh tranh sẽ vẫn thuộc về những người có đầu óc thông minh, tò mò và nhanh nhẹn. Thế nhưng, những kiến thức, công nghệ hoặc khoa học sẽ không còn đủ nữa. Thế giới mà con cái chúng ta sẽ bước đòi hỏi nhiều giải pháp lấy con người làm trung tâm để giải quyết các thách thức chung.

Theo GS Christine, đó chính là hơn lúc nào hết đây là thời điểm hợp lý nhất để đầu tư vào một nền giáo dục khai phóng. Chuyên gia của ĐH Union cho rằng từ những người lao động bình thường đến các nhà lãnh đạo của tương lai sẽ phải áp dụng các lý thuyết mới cũng như cách tư duy liên ngành để giải quyết các thách thức mới.

Theo khảo sát về Triển vọng việc làm 2016 do Hiệp hội các trường đại học và người sử dụng lao động Hoa Kỳ thực hiện, các nhà tuyển dụng ngày càng coi trọng và ưu tiên các kỹ năng vốn được phát triển trong các môi trường giáo dục khai phóng. Các yếu tố được kỳ vọng đối với ứng viên phổ biến là kỹ năng lãnh đạo, khả năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng viết ... Đây vốn là thế mạnh của các học sinh, sinh viên được thụ hưởng nền giáo dục khai phóng.

Chuẩn bị cho công việc chưa được tạo ra

Theo nhà đầu tư, tỷ phú Mỹ Mark Cuban, trong 10 năm tới nhu cầu của thị trường lao động đối với các chuyên ngành giáo dục khai phóng sẽ lớn hơn rất nhiều so với các ngành như lập trình và thậm chí có thể là công nghệ, kỹ thuật. Nhận định này hoàn toàn có cơ sở khi mà ngày càng có nhiều doanh nghiệp trên thế giới đang quan tâm đến vấn đề này.

Năm 2015, trong một bài viết tạp chí Forbes đã giải thích lý do tại sao các công ty hàng đầu của Mỹ như Slack và Ubisoft đánh giá cao nhân viên có bằng cấp trong lĩnh vực nhân văn cũng như lý do tại sao một số doanh nhân Mỹ chọn chuyên ngành triết học. Thực tế cho thấy các công ty cần nhiều yếu tố chứ không chỉ là công nghệ để có được lợi thế cạnh tranh của mình.

Theo các chuyên gia của ĐH Southwestern (Mỹ), một lợi thế đáng kể của giáo dục khai phóng là nó giúp chuẩn bị cho những công việc thậm chí còn chưa được tạo ra. Trong khoảng 20 năm tới, phần lớn các sinh viên hiện tại sẽ ở độ tuổi giữa 40, làm các công việc hoặc trong các lĩnh vực mà hiện tại chưa xuất hiện. "Điều gì sẽ giúp họ thành công trong một thế giới luôn thay đổi? Khả năng suy nghĩ, sáng tạo, hợp tác và thích nghi. Đó là những kỹ năng khai phóng cổ điển".

Một nền giáo dục khai phóng chuẩn bị cho sinh viên kiểm tra các ý tưởng từ nhiều quan điểm, giải quyết vấn đề, thích nghi và hợp tác. Bằng cách kết hợp nhiều ngành học, các trường đại học khai phóng đưa sinh viên đến nhiều môn học, khuyến khích họ suy nghĩ ngoài tầm tập trung hẹp và đóng góp cho các giải pháp ban đầu - tất cả các kỹ năng được các nhà tuyển dụng hàng đầu đánh giá cao.

Đồng tình với quan điểm này, TS Giáp Văn Dương Hiệu trưởng Tiểu học Vietschool cho rằng, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và yêu cầu lực lượng lao động có nhiều kỹ năng thì  giáo dục khai phóng sẽ có cơ hội phát huy được thế mạnh của mình. TS Dương cũng nhận thấy, không cần lo lắng về tính thực tế của nền giáo dục khai phóng so với giáo dục chuyên ngành. Lý do là giáo dục khai phóng vốn chủ yếu tập trung đào luyện con người trước khi rèn luyện nghề nghiệp chuyên môn. Nhờ đó, sinh viên có được nền tảng nhân văn và năng lực làm việc linh hoạt. Đây là yêu cầu cốt yếu đối với mọi ngành nghề trong thời đại 4.0 này.

Cần đưa giáo dục khai phóng xuống bậc phổ thông

Theo TS Dương, mô hình giáo dục khai phóng tồn tại chủ yếu ở Mỹ, . Tại Việt Nam, mới chỉ có 1-2 trường tuyên bố xây dựng mô hình giáo dục khai phóng. Tuy nhiên, cả ở Việt Nam và quốc tế, mô hình giáo dục khai phóng chủ yếu là câu chuyện của giáo dục đại học.

Vấn đề đặt ra: Liệu có cần thiết, và liệu có thể đưa giáo dục khai phóng xuống bậc phổ thông?

Theo TS. Dương, trước những yêu cầu của nền công nghiệp 4.0, khi robot có thể làm thay con người trong rất nhiều lĩnh vực chuyên môn, thì việc đưa giáo dục khai phóng xuống bậc phổ thông là thực sự cần thiết. Vì sao lại như vậy? Vì giáo dục cần phải đi cùng nhịp với cuộc sống, chứ không phải là đi sau để chuẩn bị cho cuộc sống. Nếu xã hội đỏi hỏi những năng lực mới mà chỉ giáo dục khai phóng mới có thể đáp ứng, thì giáo dục khai phóng phải trở thành tinh thần chung của cả nền giáo dục.

Vấn đề còn lại: Liệu có thể triển khai giáo dục khai phóng ở bậc phổ thông?

Theo TS. Dương, câu trả lời là có. Chính bậc phổ thông, nơi những đòi hỏi về đào tạo nghề nghiệp chuyên sâu chưa trở thành bức bách, thì đây chính là nơi thuận lợi nhất để triển khai giáo dục khai phóng. Vì suy cho cùng, mục tiêu của giáo dục khai phóng chính đào luyên con người, trau dồi tính người và năng lực làm người trước khi đào tạo nghề nghiệp. Đó cũng chính là mục tiêu chủ đạo của giáo dục phổ thông, vì thế hoàn toàn có thể đưa giáo dục khai phóng xuống bậc phô thông thay vì chỉ dừng ở bậc đại học.

Trên thực tế, việc đưa giáo dục khai phóng xuống bậc phổ thông đã được thực hiện tại Hệ thống Giáo dục Vietschool. Tại đây, giáo dục khai phóng được định nghĩa cụ thể, rõ ràng là: Khai mở nhân tính – Giải phóng tiềm năng. Học sinh của Vietschool vì thế không chỉ học kiến thức, mà còn được làm quen và đối mặt với những vấn đề cơ bản nhất của nhân sinh để rèn giũa nhân tính, đào luyện tính người, với mục tiêu tạo ra chính mình để làm chủ cuộc đời mình.

Có thể thấy tinh thần giáo dục khai phóng này thể hiện nổi bật trong triết lý giáo dục “Đào tạo con người tự do, có khả năng lãnh đạo bản thân, làm chủ cuộc sống” và bộ giá trị cốt lõi Chân – Thiện – Mỹ - Hòa của nhà trường.

Vì thế, giáo dục khai phóng không còn là câu chuyện của giáo dục đại học, cũng không còn là câu chuyện của giáo dục quốc tế, mà đã thực sự trở thành câu chuyện giáo dục của Việt Nam, với Hệ thống Giáo dục Vietschool là đơn vị tiên phong triển khai.

Hiện Vietschool tuyển sinh lớp 1, 2, 3 cho năm học 2019-2010 với cả hai hệ Việt và Mỹ.

Liên hệ: Hệ thống giáo dục Vietschool

Địa chỉ:53 Triều Khúc, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, Hà Nội.

Website: https://vietschool.edu.vn/

Email: tuyensinh@vietschool.edu.vn

Phone: (024) 2211 7575

Hotline: 0969 336 955

Theo Phương Thảo/Đô thị mới