Grab – nền tảng phục vụ nhu cầu đi lại hàng đầu ở Đông Nam Á, mới đây đã tuyên bố sẽ khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (Gọi tắt R&D) tại Kuala Lumpur, Malaysia, nơi công ty đóng trụ sở ngày đầu thành lập năm 2012.

Mở thêm trung tâm nghiên cứu tại Kuala Lumpur, Grab đang dần mở rộng dịch vụ của mình đến toàn cầu. Trung tâm này nhấn mạnh cam kết của Grab trong việc nuôi dưỡng những tài năng công nghệ tại từng địa phương. Từ đó, Grab sẽ có các giải pháp để phát triển, địa phương hóa tại các quốc gia công ty có mặt.

Giám đốc Kỹ thuật của Grab, ông Ditesh Gathani

Giám đốc Kỹ thuật của Grab, ông Theo Vassilakis

Grab đang có kế hoạch sẽ tuyển thêm 100 nhân viên công nghệ cho trung tâm tại Singapore trong năm đầu tiên hoạt động, bao gồm các kỹ sư phần mềm, nhân viên phân tích dữ liệu. Nhóm cũng sẽ tập trung vào phát triển và tăng cường các tính năng liên lạc như gọi VOIP qua GrabChat, xây dựng web và đồng thời cải thiện và phát triển các biện pháp an toàn dành cho khách hàng và đối tác thông qua trí tuệ nhân tạo AI.

Một ví dụ về cách sử dụng trí tuệ AI là tính năng đo đạc sự mệt mỏi của lái xe, tài xế dựa trên các yếu tố như thời gian lái xe trên đường, thời gian trong ngày, nghỉ giữa ca, độ tuổi,... Khi một tài xế mệt mỏi quá, họ sẽ được gửi tới thông báo phải nghỉ ngơi.

Giám đốc Kỹ thuật của Grab, ông Ditesh Gathani cho biết, là một trong những kỹ sư từ ngày đầu Grab thành lập, ông cảm thấy Grab không những là môi trường tiềm năng mà còn là nơi có thể phát triển và nuôi dưỡng những tài năng công nghệ.

Kể từ cuối 2017, Grab đã tăng gấp đôi số lượng nhân viên công nghệ và dự định sẽ bổ sung 1.000 nhân viên nữa cho các trung tâm nghiên cứu vào năm 2019.

Việc mở rộng mạng lưới R&D sẽ hỗ trợ phát triển cho mục tiêu của Grab là trở thành “siêu ứng dụng công nghệ” đầu tiên ở Đông Nam Á.

Điều đó hoàn toàn có thể khi chỉ tính trong năm nay nhưng Grab đã mở rộng sang lĩnh vực thanh toán quốc tế, giao hàng thực phẩm, tạp hóa và bưu kiện, du lịch, đầu tư cho star-up.

Theo Mộc My/Đô Thị Mới