Theo đó, về hoạt động huy động vốn, nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tiếp tục tăng. Tháng 7 ước đạt 1.568 nghìn tỷ đồng, tăng 1,9% so tháng trước và tăng 6,3% so tháng 12/2015.

Tiền gửi đạt 1.474 tỷ đồng chiếm 94% trong tổng vốn huy động, tăng 1,8% so tháng trước và 6,5% so tháng 12 năm trước.

Chia theo cơ cấu tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm đạt 577 tỷ đồng, tăng 1% so tháng trước và tăng 7,6% so tháng 12/2015; tiền gửi thanh toán đạt 897 tỷ đồng tăng 2,2% và 5,8%).

Trong tổng nguồn vốn huy động, vốn huy động bằng tiền đồng Việt Nam chiếm 77,9%.

Hà Nội: 1.384 nghìn tỷ đồng dư nợ tín dụng trong tháng 7/2016.

Hà Nội: 1.384 nghìn tỷ đồng dư nợ tín dụng trong tháng 7/2016.


Về hoạt động tín dụng, tổng dư nợ trên địa bàn Thành phố tháng 7 ước đạt 1.384 nghìn tỷ đồng, tăng 1,5% so tháng trước và tăng 11,8% so tháng 12 năm trước.

Dư nợ cho vay đạt 1.035 nghìn tỷ đồng, chiếm 74,8% trong tổng dư nợ, tăng 1,8% so tháng trước và 11,2% so tháng 12 năm trước.

Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn tăng 2,4% so tháng trước và tăng 10% so tháng 12/2015; dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng 1,3% và 12,2%.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng Bảy tiếp tục tăng nhẹ so tháng trước và tăng ở hầu hết các nhóm hàng (7/11 nhóm hàng có chỉ số tăng). Trong đó, nhóm giao thông có chỉ số tăng cao nhất.

Nguyên nhân khiến nhóm này tăng là do giá xăng dầu bình quân tăng (mặc dù trong tháng xăng dầu đã giảm nhưng mức giảm không đáng kể so với mức tăng nên tính bình quân giá xăng dầu vẫn tăng).

Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD tăng cao thứ 2 do miền Bắc có những đợt nắng nóng kéo dài nên sản lượng tiêu thụ điện tăng cao, thêm vào đó số lượng nhà cấp 4 cho thuê đang giảm trong khi nhu cầu tăng cao nên giá cho thuê nhà tăng nhẹ.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm nhẹ so với tháng trước do giá lương thực thực phẩm đều có chỉ số giảm.

Trong tháng, chỉ số giá vàng tăng trở lại (tăng 0,69% so tháng trước) và chỉ số giá USD cũng tăng 0,78%.

 

Theo Duy Phan tổng hợp/Gia Đình Việt Nam