Kế hoạch nhằm xây dựng và tổ chức hệ thống cảnh báo nhanh về ATTP ngành y tế đáp ứng xử lý thông tin, đưa ra biện pháp và cảnh báo về ATTP trên địa bàn thành phố với các nội dung: Xây dựng các điểm cảnh báo nhanh về ATTP từ thành phố đến quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn, trong đó, Điểm cảnh báo Trung tâm/cấp 1: Tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và Thanh tra Sở Y tế. Điểm cảnh báo cấp 2: Tại UBND quận, huyện, thị xã do Phòng Y tế quận, huyện, thị xã, thường trực. Điểm cảnh báo cấp 3: Tại UBND xã, phường, thị trấn do Trạm Y tế thường trực.

ha noi trien khai mo hinh he thong canh bao nhanh ve an toan thuc pham nganh y te
Ảnh minh hoạ

Đồng thời, tổ chức tiếp nhận toàn bộ thông tin sự cố về ATTP trên địa bàn toàn thành phố từ các nguồn thông tin: Hệ thống cảnh báo các cấp, các sở ban ngành đoàn thể, hệ thống thông tin, truyền thông, báo chí, người dân, các tổ chức, thông tin từ địa phương khác, thông tin trong và ngoài nước,... 24/24h; tổ chức thẩm định, phân tích và xử lý thông tin, từ đó, căn cứ vào tính chất và mức độ, quy mô ảnh hưởng của thông tin sự cố đề xuất phương án xử lý hoặc chuyển thông tin đến các đơn vị liên quan để xử lý và cảnh báo cho cộng đồng. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, xác minh và xử lý thông tin sự cố mất ATTP để thông báo kết quả cho cá nhân, tổ chức đã cung cấp thông tin sự cố mất ATTP và cảnh báo cho cộng đồng.

Ngoài ra, tổ chức giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý thông tin, các điểm cảnh báo có trách nhiệm tiếp nhận và quản lý thông tin phải thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm các thông tin sự cố ATTP được tiếp nhận. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra nếu thấy mức độ nguy hiểm của thông tin cao thì phải báo cáo lại cho điểm cảnh báo cấp trên, điểm cảnh báo trung tâm để thông tin lại các cơ quan báo chí kịp thời cảnh báo nguy cơ cho cộng đồng. Đồng thời, tiến hành thanh tra, kiểm tra, phân tích nguy cơ đối với một số nhóm thực phẩm đang lưu thông trên thị trường có kết quả kiểm nghiệm không đạt quy định.

Theo phapluatxahoi.vn