Năm 2018 là năm đầu tiên thành phố Hải Phòng tổ chức Lễ hội Chiến thắng Bạch Đằng giang, nhân dịp kỷ niệm 730 năm chiến thắng Bạch Đằng, nhằm khơi dậy niềm tự hào dân tộc, phát huy những giá trị lịch sử và giá trị di tích.

Hải Phòng: Tổ chức Lễ hội Chiến thắng Bạch Đằng giang

Với chủ đề “Hào khí Bạch Đằng giang” lễ hội được tổ chức trang trọng, có nhiều nội dung phong phú gồm 2 nội dung chính: Phần nghi lễ tâm linh truyền thống và Giải đua thuyền Rồng Hải Phòng mở rộng.

Phần nghi lễ tâm linh truyền thống gồm có: Lễ Mộc dục, Lễ Cáo yết, Lễ Dâng hương, Lễ Tế, Lễ Tạ…

Giải đua thuyền Rồng trên sông Giá sẽ được tổ chức tại Trung tâm Huấn luyện Đua thuyền sông Giá với sự tham gia của các đội đua thuyền Rồng thành phố Hải Phòng và các địa phương lân cận. Hiện tại đã có 10 đội đăng ký tham dự giải, trong đó có 6 đội đến từ các quận, huyện của thành phố Hải Phòng và 4 đội đến từ tỉnh Thái Bình, Quảng Ninh, Nam Định và Hưng Yên.

Trong khuôn khổ sẽ có chương trình biểu diễn nghệ thuật với chủ đề “Hào khí Bạch Đằng giang” được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài PT&TH Hải Phòng.

Hải Phòng: Tổ chức Lễ hội Chiến thắng Bạch Đằng giang

Hải Phòng: Tổ chức Lễ hội Chiến thắng Bạch Đằng giang

Quần thể di tích và danh thắng Tràng Kênh và bãi cọc Bạch Đằng giang

Di tích Bạch Đằng giang nằm trong Quần thể di tích và danh thắng Tràng Kênh bên sông Bạch Đằng được biết đến là di tích “3 không”: Không thu tiền, không rác thải và không hàng quán.

Năm 1962, Quần thể di tích và danh thắng Tràng Kênh được nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Đây từng là địa tích ghi dấu ấn về tên tuổi và công lao to lớn trong việc đánh đuổi giặc phương Bắc của Đức vương Ngô Quyền năm 938, Lê Hoàn (vua Lê Đại Hành) năm 981 và Trần Hưng Đạo(Hưng Đạo đại vương) năm 1288). Trong chiến tranh chống thực dân Pháp, di tíchTràng Kênh là một trong những căn cứ cách mạng của quân và dân thành phố Hải Phòng.

Theo congly.vn