1. Sự phát triển tâm lý của trẻ theo từng giai đoạn:

Ngoài việc được đảm bảo về sinh học như ăn, mặc, ở… trẻ còn có các nhu cầu tâm lý xã hội cần thiết cho sự phát triển bình thường như được an toàn, yêu thương, tôn trọng, hiểu thông cảm và có giá trị.

Nếu bị phạt (dọa nạt, đánh mắng), trẻ sẽ mất cảm giác đó và trở nên sợ hãi, ảnh hưởng sớm đến sự phát triển về ngôn ngữ và tương tác xã hội.

Nếu bị phạt (dọa nạt, đánh mắng), trẻ sẽ mất cảm giác đó và trở nên sợ hãi, ảnh hưởng sớm đến sự phát triển về ngôn ngữ và tương tác xã hội.

Dưới 1 tuổi: Trẻ có sự gắn bó chặt chẽ với mẹ hoặc người chăm sóc trực tiếp để có cảm giác an toàn, thông qua sự yêu thương, chăm sóc, trò chuyên, vui đùa…

Nếu bị phạt (dọa nạt, đánh mắng), trẻ sẽ mất cảm giác đó và trở nên sợ hãi, ảnh hưởng sớm đến sự phát triển về ngôn ngữ và tương tác xã hội.

Từ 1 – 3 tuổi: Trẻ bắt đầu muốn khẳng định bản thân nên thường tự làm nhiều thứ. Trong khi, tư duy còn mang tính cụ thể, và tay chân hoạt động còn vụng về nên dễ gây ra hỏng hóc, đổ vỡ.

Nếu bị trừng phạt thân thể hoặc bị quát mắng trẻ thường chống đối, bướng bỉnh hoặc phản ứng giận dữ, la hét hay ăn vạ.

Từ 3 – 6 tuổi: Trẻ đã phát triển ngôn ngữ, nói được câu hoàn chỉnh, nhận biết được giới tính, tăng dần khả năng tụ điều chỉnh bản thân và thích khám phá thể giới xung quanh.

Trẻ cũng đã có tình khẳng định nên thường bường bỉnh, dễ bị coi là “ hư” và bắt đầu học những gì là đúng, phù hợp về mặt xã hội. Do rất nhạy cảm nên nếu bị trừng phạt khi mắc lỗi, trẻ trở nên kém tự tin, thu mình, giảm hứng thú học hỏi.

2. Tác hại của việc phạt trẻ không đúng cách

Sở dĩ phụ huynh thường áp dụng biện pháp trừng phạt trẻ vì có những quan niệm sai lầm như: cho rằng người lớn luôn đúng, trẻ phải luôn biết tuân theo mệnh lệnh, phạt con càng sớm càng tốt để trẻ biết vâng lời, ngoan ngoãn, phải nghiêm khắc thì mới được trẻ tôn trọng, trẻ dễ hư nếu không bị đánh, thử cách khác không được và chỉ phạt bằng roi thì hiệu quả mới nhanh…

Nếu còn nhỏ mà hay bị trừng phạt, trẻ sẽ hình thành nhân cách không ổn định và sau này,

Nếu còn nhỏ mà hay bị trừng phạt, trẻ sẽ hình thành nhân cách không ổn định và sau này,

Thế nên khi trẻ mắc lỗi, không ít phụ huynh đã áp dụng biện pháp trừng phạt thân thể và trừng phạt tinh thần.

Trừng phạt thân thể là những hành vi gây đau đớn hoặc thương tích cho cơ thể của trẻ như đánh, cấu véo, đá, tát, nhốt, treo, bắt quỳ, không cho ăn uống… Trừng phạt tinh thần là những hành vi gây tổn thương về tâm lý tình cảm như mắng chửi, chế nhạo, sỉ nhục, đe dọa, không chăm sóc, bỏ rơi…

Những hình thức trừng phạt trên gây ra những hậu quả xấu về mặt tâm lý như: trẻ không hiểu tại sao cha mẹ nói yêu quý nhưng lại đánh mắng mình, lo lắng, sợ hãi, mất tự tin, tức giận tìm cách trả thù, tìm cách lừa dối đối phó để lần sau không bị phạt, trở nên trơ lì không biết sợ, hiểu sai rằng bằng bạo lực có thể giải quyết được vấn đề .v.v…

Nếu còn nhỏ mà hay bị trừng phạt, trẻ sẽ hình thành nhân cách không ổn định và sau này, có thể lại giáo dục con cái theo kiểu trừng phạt.

3. Làm thế nào để phạt trẻ có hiệu quả?

Muốn phạt trẻ có hiệu quả tốt, cha mẹ cần hiểu nguyên nhân của hành vi sai phạm của con cái. Bạn cần phải bình tĩnh, biết lắng nghe, tìm hiểu rõ vì sao trẻ hành động như vậy.

Hành vi tiêu cực của trẻ có thể do mục đích khác nhau như: để thu hút sự chú ý của người khác, thể hiện “quyền lực“, trả đũa, bỏ cuộc...

Thái độ mềm mỏng, kiên trì, biết tự kiềm chế cảm xúc của cha mẹ khi dạy con, bao giờ cũng có hiệu quả tích cực và lâu dài hơn việc trừng phạt trẻ.

Muốn phạt trẻ có hiệu quả tốt, cha mẹ cần hiểu nguyên nhân của hành vi sai phạm của con cái

Muốn phạt trẻ có hiệu quả tốt, cha mẹ cần hiểu nguyên nhân của hành vi sai phạm của con cái

Để việc dạy trẻ có hiệu quả và trẻ có thể sửa chữa được lỗi lầm của mình, cha mẹ nên áp dụng phương pháp kỉ luật tích cực. Đó là những biện pháp không dùng vũ lực, không đánh mắng mà vẫn có hiệu quả.

Đó là sử dụng hệ quả tự nhiên và hệ quả logic. Hệ quả tự nhiên là những gì xảy ra tự nhiên không có sự can thiệp của người lớn. Chẳng hạn như không ăn sẽ bị đói, quên mặc áo ấm có thể bị cảm…

Hai quy tắc áp dụng cho hệ quả tự nhiên là không gây nguy hiểm cho trẻ và không làm ảnh hưởng đến người khác. Hệ quả logic đòi hỏi có sự can thiệp của người lớn như: nếu không học bài sẽ bị điểm kém, nếu ngịch phá hỏng đồ chơi thì bố mẹ sẽ không mua cho nữa...

Ba quy tắc áp dụng cho hệ quả logic là nguyên nhân và hậu quả phải có liên quan với nhau (ví dụ: không tự thu dọn đồ chơi thì lần sau, trẻ sẽ không được chơi tiếp), tôn trọng trẻ và sự hợp lý. Các biện pháp kỉ luật thuộc hệ quả logic thực hiện bằng một số hình thức sau:

Phản đối nhẹ nhàng: Nói với trẻ nhẹ nhàng, nêu hình thức phạt nếu không thực hiện. Ví dụ bạn nói: “Con đừng mở tivi to như thế vì nó quá ồn“.

Khi trẻ không thực hiện thì nói tiếp:”Nếu con còn để tivi to tiếng, mẹ sẽ tắt tivi trong 15 phút“. Nếu trẻ không vặn nhỏ tivi, bạn sẽ tắt tivi trong 15 phút như đã nói. Còn nếu trẻ nghe lời, bạn hãy thể hiện sự hài lòng cho trẻ biết.

Dập tắt hoặc lờ đi: Nếu hành vi của trẻ sai ở mức độ nhẹ mà không gây hậu quả nghiêm trọng, bạn nên áp dụng biện pháp này.

Tạm lắng/cách ly tạm thời: Cho trẻ ngồi vào một nơi không có thứ gì vui thích trong thời gian ngắn (số phút bằng số tuổi của trẻ, tối đa không quá 15 phút), trước khi phạt trẻ phải nói rõ lý do.

Tước bỏ quyền lợi: Không cho đồ vật hoặc hoạt động mà trẻ thích nếu không thực hiện yêu cầu.

Tạo cho cơ hội sửa chữa: Bạn cần giải thích hậu quả gây ra từ những hành vi sai trái để trẻ biết cách khắc phục. Sau đó, không khen ngợi gì vì nếu khen, trẻ sẽ nhận được nhiều chú ý và có thể tái phạm lại khuyết điểm.

Giáo dục con trẻ là cả một quá trình. Mong muốn trẻ trở thành con ngoan, trò giỏi, đòi hỏi gia đình phải có kĩ năng, thống nhất cách dạy dựa trên cơ sở của tình yêu thương cùng sự kết hợp chặt chẽ với nhà trường.

Làm sao để trẻ nhận thức được thiếu sót của mình, tao cơ hội cho trẻ sửa chữa khuyết điểm, phát huy những mặt mạnh là bạn đã góp phần giúp trẻ phát triển hài hòa, thích nghi tốt với cuộc sống cộng đồng về sau.

4. Những hình thức phạt khoa học mà giúp trẻ thông minh

Dưới đây là 10 phương pháp phạt con rất khoa học và thông minh giúp bạn biết cách phạt con như thế nào cho đúng.

1. Phạt đứng

Phạt đứng có thể áp dụng khi bé mắc lỗi cố y nhảy từ trên cao xuống, chạy nhảy linh tinh. Bạn có thể phạt bé đứng úp mặt vào tường hoặc khoanh tay đứng nghiêm một lúc khi bé không nghe lời

Phạt đứng có thể áp dụng khi bé mắc lỗi cố y nhảy từ trên cao xuống, chạy nhảy linh tinh

Phạt đứng có thể áp dụng khi bé mắc lỗi cố y nhảy từ trên cao xuống, chạy nhảy linh tinh

2. Phạt ngồi một chỗ

Khi bé mắc lỗi cãi nhau, đánh nhau với anh em, bạn bè. Thay vì phạt đứng bạn cũng có thể phạt bé ngồi nguyên một chỗ, cả hai cách này đều giúp bé bình tĩnh để suy ngẫm về sai lầm của mình

Khi bé mắc lỗi cãi nhau, đánh nhau với anh em, bạn bè.

Khi bé mắc lỗi cãi nhau, đánh nhau với anh em, bạn bè.

3. Phạt làm việc nhà

Có thể áp dụng khi bé mắc lỗi vẽ bậy lên tường, vứt đồ chơi, đồ đạc lung tung. Phạt bé làm việc nhà cũng là một cách phạt rất hay, vừ rèn luyện cho bé lại vừa giúp bé ý thức được sai lầm của mình

Có thể áp dụng khi bé mắc lỗi vẽ bậy lên tường, vứt đồ chơi, đồ đạc lung tung.

Có thể áp dụng khi bé mắc lỗi vẽ bậy lên tường, vứt đồ chơi, đồ đạc lung tung.

4. Phạt vẽ tranh

Khi bé mắc lỗi đánh, mắng, cào cấu, cắn người khác. Với những bé hiếu động bạn có thể phạt bằng cách bắt bé vẽ tranh, vừa giúp kích thích khả năng sáng tạo của bé, lại vừa giúp bé bình tĩnh hơn

Khi bé mắc lỗi đánh, mắng, cào cấu, cắn người khác

Khi bé mắc lỗi đánh, mắng, cào cấu, cắn người khác

5. Hỏi rõ ngọn ngành, giải thích cho bé hiểu mình sai ở đâu

Khi bé mắc lỗi cãi nhau với anh chị em, lấy đồ chơi của bạn. Khi bé làm sai thay vì mắng chửi bé một cách thậm tệ thì bạn nên hỏi rõ mọi chuyện rồi bình tĩnh giải thích cho bé hiểu, điều này sẽ giúp bé trở nên có ý thức hơn, hiểu chuyện hơn.

Khi bé mắc lỗi cãi nhau với anh chị em, lấy đồ chơi của bạn.

Khi bé mắc lỗi cãi nhau với anh chị em, lấy đồ chơi của bạn.

6. Phạt đọc sách viết chữ

Khi bé mắc lỗi thích dùng bạo lực, nói dối, lấy đồ của người khác. Phạt đọc sách viết chữ cũng là một cách phạt rất hay, nó cũng tương tự như phạt bé vẽ tranh vậy, ngoài ra còn giúp bé học tập nữa.

Khi bé mắc lỗi thích dùng bạo lực, nói dối, lấy đồ của người khác.

Khi bé mắc lỗi thích dùng bạo lực, nói dối, lấy đồ của người khác.

7. Tịch thu những món đồ bé yêu thích

Khi bé mắc lỗi vứt đồ lung tung, không thu đồ chơi sau khi chơi xong. Nếu bé hay vứt đồ chơi lung tung, hãy tịch thu chúng điều này giúp bé biết trân trọng hơn

Khi bé mắc lỗi vứt đồ lung tung, không thu đồ chơi sau khi chơi xong.

Khi bé mắc lỗi vứt đồ lung tung, không thu đồ chơi sau khi chơi xong.

8. Phạt nhặt đậu, nhặt bi

Khi bé mắc lỗi không nhẫn nại, làm việc, học giữa chừng thì bỏ dở. Đây là cách phạt để bé ý thức sai lầm của mình đồng thời cũng rèn luyện tính nhẫn nại của bé

Khi bé mắc lỗi không nhẫn nại, làm việc, học giữa chừng thì bỏ dở.

Khi bé mắc lỗi không nhẫn nại, làm việc, học giữa chừng thì bỏ dở.

9. Cấm làm thứ trẻ thích

Mẹ có thể áp dụng hình phạt này khi bé không đánh răng, kén ăn, vứt đồ linh tinh…

Cách phạt này sẽ giúp bé nghe lời hơn là bạn đánh chúng

10. Đánh vào lòng bàn tay

Khi bé không nhẫn nại, làm việc giữa chừng bỏ dở 

Tất nhiên là bạn chỉ đánh vừa phải thôi, nhưng hãy tỏ ra giận dữ khi đánh bé để bé thấy được sai lầm của mình.

Món quà mà bố mẹ trao tặng cho trẻ là sự phát triển toàn diện để trẻ có được tương lai tươi sáng, hãy chia sẻ thông tin này đến với mọi người nếu bạn thấy hữu ích...

Theo Thúy Hà/ Gia đình Việt Nam