Nhân sự cấp cao đang... thiếu hụt

Với việc tăng đến 53% so với cùng kỳ năm 2015, cấp độ Quản lý cấp cao tiếp tục dẫn đầu mức tăng trong bảng xếp hạng mức lương của JobStreet.com Việt Nam trong năm 2016.

Trước đó, theo số liệu so sánh công bố trong Báo cáo lương của JobStreet.com Việt năm 2014, mức tăng này còn lên đến 117%.

Điều này cho thấy nhân sự cấp cao đang là “vùng trọng điểm” thiếu hụt trong những năm gần đây tại thị trường nhân sự Việt Nam.

 Lương của sinh viên mới ra trường

Mặc dù vậy, mức lương của nước ta còn thấp so với các quốc gia lân cận trong khu vực Đông Nam Á.

Ngoại trừ Indonesia có mức lương khá tương đồng với Việt Nam thì Singapore, Malaysia và Philippines đã cho thấy sự vượt trội đáng kể trong việc sử dụng lương để thu hút nhân tài.

Thu nhập của sinh viên mới ra trường

Theo đó, mức lương tại Philippines cao hơn khoảng 1,5 lần so với Việt Nam. Và con số chênh lệch này còn cao hơn khi so sánh với Malaysia (gần 3 lần) và Singapore (gần 6 lần).

Điều đáng nói là mức chênh lệch này lại khác biệt theo từng vị trí và nổi bật nhất ở các vị trí Mới ra trường và Nhân viên.

Ở cấp Quản lý và Quản lý cấp cao, mức chênh lệch này được thu hẹp chỉ còn 4 lần (so với Singapore) và 2 lần (so với Malaysia).

Cụ thể, mức lương trung bình của một sinh viên mới ra trường tại Việt Nam dao động từ 250 USD - 387 USD, trong khi đó con số này tại Singapore là 1337 USD - 1879 USD.

 Thu nhập của lao động có kinh nghiệm

Nhu cầu minh bạch mức lương ngày càng cao

Theo một khảo sát trong tháng 4/2016 của JobStreet.com Việt Nam trên 3.000 ứng viên, 84% cho rằng mức lương là yếu tố họ quan tâm hàng đầu trong mẩu tin tuyển dụng được đăng tải trên các mạng việc làm trực tuyến.

Trong đó, chỉ có 60% ứng viên được biết trước khoảng lương đề nghị của doanh nghiệp trước khi tham dự buổi phỏng vấn.

Thu nhập của cấp bậc quản lý 

 Thu nhập của quản lý cấp cao

Đặc biệt, 89% ứng viên thích mẩu tin hiển thị rõ khoảng lương của vị trí đăng tuyển và 63% cho biết ho chỉ nộp đơn nếu mẩu tin tuyển dụng hiện thị rõ mức lương.

Trong đó, những nguyên nhân chính được chia sẻ là do ứng viên ngày càng có nhu cầu biết được mức lương đề nghị liệu có phù hợp mong muốn (37%), sự thiếu kinh nghiệm trong đàm phán mức lương (31,6%) và đặc biệt là ứng viên tỏ ra hoài nghi với tính trung thực của việc làm nếu mẩu tin không hiển thị mức lương (40,2%).

Theo Vân Hà (Tổng hợp)/Gia đình Việt Nam