Điều đáng nói là mỹ phẩm giả không chỉ được bày bán trên các vỉa hè, chợ đêm, mà thậm chí còn có trong những hệ thống bán hàng có thương hiệu.

Trong sáng 9/7, lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra 2 cơ sở chuyên sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm Linh Trang và Huyền Trang trên đường Trần Đình Xu, quận 1, TP.HCM, phát hiện nhiều loại sản phẩm làm đẹp như: kem tẩy trắng da, kem dưỡng da các loại, viên giảm béo, viên nở ngực… được nhập lậu từ trung Quốc.

Đặc biệt, lực lượng chức năng còn phát hiện một số sản phẩm giảm cân cấp tốc sau 2 hoặc 3 ngày và các dung dịch làm thon ngón tay, ngón chân. Các sản phẩm này được gắn nhãn mác các thương hiệu nổi tiếng, sau đó phân phối ra thị trường.

Trong tháng 5 vừa qua, lực lượng chức năng đã tiến hành xử phạt 4 công ty sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm giả có trụ sở ở TP.HCM, với tổng số tiền gần nửa tỷ đồng, đồng thời tiêu hủy hơn 600.000 sản phẩm mỹ phẩm giả. Các sản phẩm này chủ yếu là hóa mỹ phẩm như dầu gội, thuốc nhuộm tóc, làm móng tay sản xuất trong nước nhưng ghi xuất xứ Italy, Thái Lan, Hàn Quốc,...

Một vụ việc tiêu biểu khác, ngày 28/3 theo chuyên đề về kiểm tra hàng giả, hàng nhái trong lĩnh vực mỹ phẩm, hóa mỹ phẩm. Trên 100.000 sản phẩm mỹ phẩm, hóa mỹ phẩm gồm dầu gội, son môi, đồ làm tóc… có dấu hiệu vi phạm đã bị Đội quản lý thị trường số 14 (Chi cục quản lý thị trường Hà Nội) kiểm tra, tạm giữ.

Toàn bộ số hàng hóa vi phạm trên đều của 5 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm, hóa mỹ phẩm thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xuân Thủy, gồm cơ sở Mỹ phẩm Xuân Thủy tại số 18, cơ sở số 29 cùng tại phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng; cơ sở tại số 86 Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy; cơ sở tại số 368 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân và cơ sở tại số 38 Khâm Thiên, quận Đống Đa.

Hàng ngàn hộp mỹ phẩm, thực phẩm chức năng giả, nhái các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới chuẩn bị đưa ra ra thị trường TP.HCM tiêu thụ đã bị cơ quan chức năng phát hiện, bắt giữ.

Hàng ngàn hộp mỹ phẩm, thực phẩm chức năng giả, nhái các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới chuẩn bị đưa ra ra thị trường TP.HCM tiêu thụ đã bị cơ quan chức năng phát hiện, bắt giữ.

Trong số đó, một lượng hàng chưa được đại diện công ty xuất trình hóa đơn chứng từ chứng minh tính hợp pháp, một lượng hàng có dấu hiệu giả mạo xuất xứ hàng hóa và một lượng hàng không nhãn mác.

Đáng lưu ý, tại các cơ sở có hàng hoá nhập nguyên lô từ nước ngoài và công ty đã tự sang chiết, chưa xuất trình được công bố chất lượng cũng như chứng minh xuất xứ hàng hóa.

Tại thời điểm kiểm tra, chủ doanh nghiệp chưa có mặt. Đội quản lý thị trường số 14 đã tạm giữ toàn bộ số hàng vi phạm trên, tiến hành kiểm đếm, phân loại vào ngày 30/3 tới, đồng thời hoàn thiện hồ sơ để xử lý vụ việc./.

Nhật Linh (Tổng hợp) / Theo Gia đình Việt Nam