1. Nhẫn cưới bằng bạc 

Bạc là một kim loại phổ biến trong trang sức với giá thành tương đối rẻ và kiểu dáng phong phú. Tuy nhiên nhẫn cưới bằng bạc ít phổ biến vì nó dễ gãy, ít giá trị lại có xu hướng bị bào mòn và vẻ lấp lánh của bạc sẽ mờ theo thời gian.

Nhẫn cưới bằng bạc không phải là sự lựa chọn phổ biến.

Nhẫn cưới bằng bạc không phải là sự lựa chọn phổ biến.

Do phản ứng của kim loại này với các axit trong mồ hôi của con người, một chiếc nhẫn bạc sẽ dễ bị xỉn màu và mất vẻ sáng bóng. Tuy nhiên nếu bạn có điều kiện kinh tế thực sự không dư dả thì nhẫn cưới bằng bạc vẫn là một sự lựa chọn đáng lưu ý. 

2. Nhẫn cướ bằng vàng

Trong các đám cưới truyền thống, vàng là chất liệu rất phổ biến nhất để làm nhẫn cưới, vì nó dễ dàng điều chỉnh kích thước và nó cũng là chất liệu giá trị và có ý nghĩa trong việc làm của hồi môn.

Vàng có độ sáng tuyệt vời, màu sắc đẹp. Vàng tượng trưng cho sự ấm áp và tình yêu của một cuộc hôn nhân. Chất lượng vàng thường là 10k, 14k, 18k, 24k. 24k tùy theo nhu cầu làm đẹp. 

Vàng 10k có tuổi vàng cũng như độ vàng nguyên chất khá nhỏ nên dễ bị biến dạng hoặc xấu đi sau một thời gian ngắn. Vì thế dù giá thành rẻ nhưng cũng ít các cặp đôi lựa chọn nhẫn cưới bằng vàng 10k. 

Vàng 14k là loại vàng được lưa chọn làm nhẫn cưới nhiều nhất.

Vàng 14k là loại vàng được lựa chọn làm nhẫn cưới nhiều nhất.

Vàng 14k là loại vàng phổ biến nhất được lựa chọn làm nhẫn cưới vì tuổi vàng và độ vàng vừa đủ, giá thành lại không quá cao. Nhẫn cưới bằng vàng 14k khá bền màu và kiểu dáng, mỗi năm 1 lần, các cặp đôi chỉ cần mang tới địa chỉ mình mua để vệ sinh và xi lại nhẫn thì đôi nhẫn vẫn đẹp như mới. 

Vàng 18k và 24k có tuổi vàng và độ vàng cao, đặc biệt là vàng 24k thường sử dụng để làm của hồi môn hoặc cất với mục đích giữ vàng kinh tế. Màu sắc của vàng 24k còn khá chóe lại có độ mềm lớn nên khi đánh làm trang sức không được đẹp và tinh tế, khó gắn đá quý hoặc đánh bóng. 

3. Nhẫn cưới bằng vàng trắng 

Nhiều người có sự nhầm lẫn vàng trắng chính là bạch kim, tuy nhiên vàng trắng là hợp kim của vàng và các kim loại quý khác, trong đó vàng là thành phần chính.

Vàng trắng có màu trắng ngà nên khi thành đồ trang sức sẽ được phủ lên bề mặt một lớp kim loại Rhodium quý hơn vàng nên có màu trắng sáng rực rỡ.Còn bạch kim là loại kim loại quý khác có giá thành đắt đỏ hơn. 

Nhẫn cưới bằng vàng trắng đẹp, tuy nhiên thường xuyên phải xi lại nếu không sẽ dễ bị xỉn màu.

Nhẫn cưới bằng vàng trắng đẹp, tuy nhiên thường xuyên phải xi lại nếu không sẽ dễ bị xỉn màu.

Với màu trắng tinh khiết, ánh kim lấp lánh cùng đặc tính cứng, dẻo khiến Vàng Trắng phản quang đàn hồi tốt, chịu được ma sát khi đeo dùng; vì vậy ít bị hao mòn, biến dạng, gãy đứt; đặc biệt có khả năng giữ chắc các loại đá quý, kim cương trên đồ trang sức.

Tuy nhiên lớp mạ Rhodium phủ bên ngoài bề mặt nhẫn để khiến chúng có vẻ ngoài sáng bóng lại rất dễ bị ăn mòn. Điều này nghĩa là nếu chọn chiếc nhẫn cưới bằng vàng vrắng, bạn sẽ phải thường xuyên phủ lại lớp Rhodium để duy trì màu sắc cho đôi nhẫn của mình. 

4. Nhẫn cưới bằng Bạch kim

Chất liệu được các đôi uyên ương càng ngày càng ưa chuộng đó là nhẫn bạch kim bởi sự hiện đại và tính thời trang cao. Bạch kim còn gọi là Platinum là kim loại quý có giá trị cao gấp 1,7 - 2 lần so với vàng 99.99 (vàng 24k).

Bạch kim có màu trắng, có độ bóng và sáng cao hơn vàng trắng. Bạch kim có tỷ trọng cao hơn vàng, do đó nữ trang làm bằng bạch kim nặng hơn rất nhiều so với nữ trang vàng. Sử dụng chất liệu bạch kim sáng bóng cũng rất thích hợp với việc gắn thêm kim cương hoặc đá quý trang sức cho nhẫn. 

Nhẫn cưới bằng bạch kim hiện nay được đánh giá cao nhất.

Nhẫn cưới bằng bạch kim hiện nay được đánh giá cao nhất.

Nhược điểm duy nhất của nhẫn cưới bằng bạch kim là giá thành quá cao, trung bình nhẫn cưới bạch kim chưa đính đá trang sức đã có mức giá khoảng 22.000.000 đồng/ đối. Gía thành của nhẫn cưới bạch kim cũng là một yếu tố mà cô dâu và chú rể nên cân nhắc. 

5. Nhẫn cưới bằng Palladium

Là một thành viên của gia đình bạch kim, Palladium sở hữu nhiều tính chất tương tự như họ hàng nhà mình: màu trắng, rất cứng và giá cũng rẻ hơn Bạch Kim. Sự khác biệt cốt yếu ở đây là Palladium nhẹ hơn về trọng lượng và trắng sáng hơn vàng và bạch kim.

Tùy thuộc vào sở thích cá nhân của bạn, khác biệt này có thể là một điểm cộng hay trừ cho Palladium.

Nhẫn cưới bằng Palladium có trọng lượng khá nhẹ.

6. Nhẫn cưới bằng Titanium 

Đặc tính vô cùng cứng cáp cùng khả năng chống trầy xước cao hơn so với hầu hết các kim loại đã khiến Titanium trở thành một lựa chọn phổ biến với giá cả phải chăng cho nhẫn cưới.

Titanium có màu xám hơn kim loại bạc. Với độ bóng mờ, nhẫn cưới Titanium mang lại một cảm giác rất hiện đại và cũng dễ dàng kết hợp hài hòa với các phụ kiện đeo tay bằng Titanium đang thịnh hành hiện nay.

Nhẫn cưới bằng Titanium là một chất liệu khá mới.

Nhẫn cưới bằng Titanium là một chất liệu khá mới.

7. Nhẫn cưới bằng Zirconium 

Thật sự tinh tế, chất liệu này mở ra một cái nhìn mới về thế giới kim loại. Khi Zirconium được xử lý bằng nhiệt, nó chuyển sang màu đen, với các hình thức phủ oxit tương tự như phủ men gốm, sẽ tạo ra chiếc Nhẫn Cưới màu đen ánh bạc đậm chất nam tính – một cảm giác hiện đại, riêng biệt và độc đáo.

Bạn không cần lúc nào cũng phải dè chừng chiếc nhẫn này trong mọi hoạt động bởi Zirconium thuộc họ kim loại Titanium, nó hội đủ các yếu tố cứng chắc, độ sáng và khả năng chống trầy xước cao.

Nhẫn cưới bằng Zirconium là sự lựa chọn cho người cá tính.

Nhẫn cưới bằng Zirconium là sự lựa chọn cho người cá tính.

8. Nhẫn cưới bằng Mokume Gane

Hiếm hơn cả là nhẫn Mokume Gane vì tính hiếm có nên ít được biết đến. Sau khi đun chảy các lớp vàng, xoắn lại tạo ra các thiết kế đẹp mắt. Những chiếc nhẫn này rất độc đáo và đặc biệt. Hạn chế của những chiếc nhẫn này là khá tốn kém nhưng đối với những ai không thích sự lỗi thời, đây sẽ là một lựa chọn đáng được cân nhắc.

Mokume Gane là chất liệu làm nhẫn cưới rất quý hiếm.

Mokume Gane là chất liệu làm nhẫn cưới rất quý hiếm.

Hiện nay ở Việt Nam chủ yếu phổ biến các kiểu dáng nhẫn cưới bằng vàng, vàng trắng và bạch kim. Các loại kim loại khác khá hiếm có và nếu cô dâu chú rể thực sự muốn sử dụng các chất liệu đặc biệt như Palladium, Titanium hay Mokume Gane thì phải đặt riêng và đầu tư khá nhiều tâm sức cũng như tiền của cho các chất liệu đặc biệt này. 

Quỳnh Trang (tổng hợp)/ Theo Ngày Nay Online