Có nên bổng sung vitamin?

Theo một đánh giá về hiệu quả của vitamin C năm 2013 đối với bệnh cảm lạnh, nó chỉ thật sự có tác dụng cho những hoạt động cần sức lực và những công việc cần thể chất. Trong khi đó, chỉ kẽm mới có thể phục hồi cơ thể nhanh hơn sau khi bạn bị ốm.

Kết quả đó làm nổi bật một điều quan trọng rằng, chưa chắc bổ sung vitamin khi thể lực kém là giải pháp hoàn toàn tốt nhất.

Vitamin có các loại khác nhau và nó cũng có cách hấp thụ khác nhau. Vitamin B và C có thể tan trong nước do đó nó dễ dàng hấp thu qua cơ thể.

Trong khi đó, vitamin A, D, E, K là loại hòa tan trong dầu và nếu dùng liều cao, chúng sẽ hấp thu trong ruột non và đọng trong các mô gan và mô mỡ nguy hiểm.

Nếu như bạn đang dùng thuốc chống đông máu thì bổ sung vitamin sẽ ít nguy cơ nhiễm độc nhưng nhiều quá nó sẽ tích tụ trong cơ thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Ví dụ, nếu dùng quá liều vitamin A có thể khiến giảm thị lực, đau xương và tổn thương gan.

Bổ sung như thế nào là đúng cách?

Các chuyên gia khuyên, bạn không nên bổ sung quá nhiều vitamin hàng ngày. Tốt nhất là duy trì sức khỏe bằng con đường thực phẩm và thể dục, kể cả khi bạn mất năng lượng vì bị ốm.

Về cơ bản, tất cả các loại vitamin đều có trong rau xanh và tất cả các sản phẩm sữa. Nếu bạn đang thiếu vitamin C, hãy bổ sung bằng ớt chuông, cải xanh, cải xoăn và dâu tây.

Vitamin chỉ nên bổ sung theo chỉ dẫn của bác sĩ đúng liều lượng.

Trong khi đó, nhiều nghiên cứu cho thấy, tập thể dục thực sự có thể thúc đẩy các tế bào hỗ trợ hệ miễn dịch và giảm viêm. Ví dụ, một nghiên cứu của Đại học Houston năm 1980 nhận thấy, việc thể dục nhẹ nhàng như chạy bộ hoặc đẩy tạ nhẹ có thể kích hoạt hệ miễn dịch để chống lại nhiễm trùng.

Từ nghiên cứu trên, hãy nhận ra rằng, việc vận động cơ thể, nhất là sau khi bạn trải qua một trận ốm là điều cần thiết nhất.

Theo Mi Trần/Reatimes.vn