Ngày 11/2/2017 Việt Nam đón Nguyệt thực nửa tối đầu tiên của năm

Nguyệt thực nửa tối xảy ra sẽ khiến một phần hoặc toàn bộ bề mặt Mặt Trăng mờ tối hơn so với thông thường.

Nguyệt thực nửa tối xảy ra sẽ khiến một phần hoặc toàn bộ bề mặt Mặt Trăng mờ tối hơn so với thông thường.

Được biết, nguyệt thực nửa tối là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm gần như thẳng hàng. Trái Đất đứng giữa Mặt Trăng và Mặt Trời, ngăn ánh sáng Mặt Trời chiếu tới bề mặt của Mặt Trăng như thông thường.

Lúc đó người ở trên Trái Đất sẽ chỉ thấy một cái bóng mờ phủ lên bề mặt Mặt Trăng và giới khoa học gọi đó là vùng nửa tối. Đây là lần nguyệt thực đầu tiên trong 2 lần nguyệt thực của năm nay.

Nguyệt thực nửa tối có thể hơi khó quan sát và thường bị nhầm lẫn với trăng tròn thông thường vì phần phủ bóng chỉ mờ nhạt đi một chút so với phần bề mặt còn lại. Tuy nhiên, người quan sát chỉ có thể quan được nếu thời tiết quan đãng, ít mấy.

Được biết, hiện tượng này không thường xuyên xảy ra vì nó chỉ có thể quan sát được khi trăng trong và khi cả 3 thiên thể cùng nằm thẳng.

Người Việt Nam yêu thiên văn có thể quan sát hiện tượng này từ 5h34 đến 6h26 ngày 11/2. Nguyệt thực đạt đỉnh điểm vào lúc 6h23 khi vùng nửa tối che phủ một nửa Mặt Trăng và kết thúc khi Mặt Trăng khuất dưới đường chân trời.

Nếu bầu trời quang đãng, người quan sát có thể thấy một cái bóng mờ phủ lên toàn bộ hoặc một phần của Mặt Trăng và khiến nó trở nên mờ tối.

Nguyệt thực nửa tối có thể hơi khó quan sát và thường bị nhầm lẫn với trăng tròn thông thường vì phần bị phủ bóng chỉ mờ nhạt đi một chút so với phần bề mặt còn lại.

Tại châu Âu, châu Phi và Tây Á, sự kiện này có thể quan sát được vào buổi đêm khi Mặt Trăng ở phía nam bầu trời. Đối với những người ở châu Mỹ, các điểm quan sát tốt nhất là ở phía đông.

Tại Việt Nam, người yêu thiên văn có thể quan sát hiện tượng này từ 5h34 đến 6h26 ngày 11/2. Nguyệt thực đạt đỉnh điểm vào lúc 6h23 khi vùng nửa tối che phủ một nửa Mặt Trăng và kết thúc khi Mặt Trăng khuất dưới đường chân trời.

Theo Chủ tịch Hội thiên văn học trẻ Việt Nam, ông Đặng Vũ Tuấn Sơn cho biết, lần nguyệt thực này không đáng chú ý vì khả năng quan sát được là rất thấp. Lần nguyệt thực thứ hai trong năm nay mới là sự kiện thiên văn thú vị nhất vì có thể theo dõi trọn vẹn ở bất cứ đâu trên lãnh thổ Việt Nam và sẽ xảy ra vào đêm 7/8, rạng sáng 8/8.

Theo Thiên Sơn / Reatimes