Tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ  ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến bạn khó chịu, mệt mỏi và dễ cáu kỉnh, hiệu suất làm việc sẽ bị ảnh hưởng.

Thực chất, ho về đêm không phải là một bệnh mà chỉ là một biểu hiện của bệnh lý nào đó, hay gặp nhất là bệnh phổi. Người già cần quan sát để nhận biết dấu hiệu một số bệnh lý thường gặp để có phương hướng xử trí đúng.

  1. Nguyên nhân của bệnh ho về đêm

Biểu hiện của viêm đường hô hấp trên

Người bệnh chảy mũi, đau ngực, kèm theo ho có đờm và có thể sốt, lạnh run.

Triệu chứng ho có thể nặng lên về đêm do nhiệt độ xuống thấp, không khí khô khiến cổ họng bị kích thích gây ho hoặc một số người ho nhiều do đờm ứ đọng trong đường thở, dẫn đến khó thở và ho.

Biểu hiện của viêm đường hô hấp dưới

Người bệnh có các triệu chứng thở dốc, khó thở, lạnh run, sốt liên tục, thở nhanh, đau ngực, một số người ho nhiều kèm theo đờm có thể lẫn máu; đau ngực, ra mồ hôi vào ban đêm thậm chí sụt cân.

Ho dữ dội cả ngày lẫn đêm khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, đau cơ; khi không được điều trị dứt điểm dễ trở thành mạn tính.

Bệnh hen suyễn 

Người bệnh hen suyễn thường có những cơn hen đột ngột xuất hiện và thường xảy ra lúc đêm về sáng hoặc khi tiếp xúc với dị nguyên: phấn hoa, lông thú, mùi hóa chất...

Người bênh thường có các triệu chứng báo trước như: chảy nước mắt, nước mũi, khò khè, ho kèm theo thở rít tăng dần cùng cơn khó thở dữ dội như bị bóp nghẹt. Sau cơn ho, người bệnh thường khạc đờm nhiều, đờm trắng đục.

Thực chất, ho về đêm không phải là một bệnh mà chỉ là một biểu hiện của bệnh lý nào đó, hay gặp nhất là bệnh phổi. Người già cần quan sát để nhận biết dấu hiệu một số bệnh lý thường gặp để có phương hướng xử trí đúng.

Cơn hen sẽ giảm hoặc hết sau khi được dùng các thuốc giãn phế quản.

Ho do dị ứng thời tiết

Người bệnh thường ngứa, rát họng gây ho khan. Triệu chứng này thường nặng hơn về đêm hoặc vào mùa thu, đông do không khí khô và nhiệt độ hạ thấp.

Để dứt điểm tình trạng này, người bệnh cần giữ ấm cổ, ngực, đeo khẩu trang khi ra ngoài kết hợp sử dụng một số thuốc chống dị ứng theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ.

Ho về đêm ở người cao tuổi thường do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên.

Vì vậy, muốn chữa khỏi bệnh ho về đêm, không chỉ chữa triệu chứng bằng các thuốc giảm ho, long đờm mà cần kết hợp dùng nhiều biện pháp sau khi đã chẩn đoán chính xác căn nguyên gây ho là gì và bệnh đã ở giai đoạn nào.

  1. Cách chữa bệnh ho về đêm

Cách chữa ho về đêm nhanh khỏi bằng Đông y

Theo Đông y, có một cách đơn giản để chữa trị chứng ho dai dẳng này, chủ yếu là làm ấm vùng bàn chân bằng cách xoa dầu nóng vào lòng bàn chân và mang tất vào trước khi đi ngủ.

Cách làm này rất đơn giản, bạn cần chuẩn bị 1 đôi tất và 1 lọ dầu nóng hoặc dầu cù là.

Trước khi ngủ, hãy thoa dầu vào vùng huyệt dũng tuyền ở lòng bàn chân trước khi mang vớ vào và để qua đêm trong khi ngủ. Thực hành liên tục từ 3 – 5 đêm.

Động tác đơn giản nhưng hiệu quả rất kỳ diệu. Nhiều trường hợp hiệu quả có thể thấy được ngay sau đêm đầu tiên.

Huyệt dũng tuyền ở chỗ lõm giữa lòng bàn chân, tại điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn thẳng nối từ đầu ngón chân thứ hai đến bờ sau của gót chân.

Trong cách chữa trên, ủ ấm lòng bàn chân giúp tăng cường lưu thông khí huyết xuống phía dưới tạo hiệu ứng giáng khí. Xoa dầu nóng giúp kích hoạt huyệt dũng tuyền.

Cách chữa ho về đêm nhanh khỏi bằng Tây y

Với sự tiện dụng và hiệu quả nhanh, dùng phương pháp Tây y đang được rất nhiều người ưa chuộng.

Bạn có thể dùng các thuốc ho không cần kê đơn như thuốc long đờm.

Các thuốc này chứa chất long đờm như guaifenesin sẽ làm sạch chất nhầy và các dịch tiết khác, giúp bạn dễ thở hơn.

Hoặc bạn cũng có thể dùng thuốc ho chứa dextromethorphan, giúp tạm thời giảm ho khan về đêm.

Ho là triệu chứng của rất nhiều bệnh, bạn cần đến bệnh viện khám để bảo đảm sức khỏe./.

Theo Nhật Linh (Tổng hợp) / Gia đình Việt Nam