Theo như thông tin trên báo PLVN, ông Nguyễn Công Nghi ở ngõ 301 đường Thống Nhất, số nhà 132A Tổ 24 Phường Gia Sàng thành phố Thái Nguyên bức xúc về công tác bảo hành của hãng Sony và những con số chênh lệch trong phiếu mua hàng, phiếu bảo hành sản phẩm.

Ông Nghi cho biết, ngày 15/12/2011 ông Nguyễn Công Nghi có mua một chiếc vô tuyến nhãn hiệu Sony - loại máy KDL 46 CX 520/B, Số máy 2012996 tại cửa hàng điện tử Huyền Vân tại số 117 đường Cách mạng tháng 8 TP Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên với giá tiền là 19.600.000đ.

Chiếc vô tuyến nói trên có kèm theo phiếu bảo hành số 10988189, Phiếu bảo hành ghi phát hành phiếu ngày 25/4/2011 nhưng ngày mua vô tuyến lại là ngày 15/12/2011.

Phiếu bảo hành đã quá 6 tháng xuất hàng mà đại lý vẫn bán sản phẩm cho khách hàng.

Phiếu bảo hành đã quá 6 tháng xuất hàng mà đại lý vẫn bán sản phẩm cho khách hàng.

Trong quá trình sử dụng, đến đầu tháng 10/2013, vô tuyến có biểu hiện trục trặc về kỹ thuật, ông Nguyễn Công Nghi đã nhiều lần gọi điện thoại đến trung tâm bảo hành của hãng thì được kỹ thuật viên xuống và cắm lại angten, nhưng vẫn chưa tìm ra nguyên nhân hỏng hóc.

Khi kỹ thuật viên bảo hành về khỏi thì đến 3 ngày sau, màn hình vô tuyến có vệt dọc màu đỏ mờ kéo từ trên xuống dưới, bật công tắc rất khó vì điện không vào máy”- ông Nghi cho biết.

Sau khi ti vi tiếp tục có biểu hiện bất thường, ông Nguyễn Công Nghi lại gọi điện thoại về trung tâm thì có một kỹ thuật viên tên Định xuống xem và có chụp ảnh phía sau vô tuyến, chụp ảnh xong anh Định đi về và nói: “Cái này phải để chết hẳn thì mới sửa được, có thể phải thay bóng hình”. Bởi vậy, khi vô tuyến “chết hẳn”, gia đình ông Nghi đã mang lên trung tâm bảo hành để mong được sửa chữa.

Thông số chênh lệch ghi trên phiếu bảo hành.

Thông số chênh lệch ghi trên phiếu bảo hành.

Tuy nhiên, khi lên đến trung tâm, ông Nghi được một kỹ thuật viên tư vấn  tên là Thắng cho hay: “Chiếc tivi này đã hỏng màn hình mà đã hết thời gian bảo hành nên đã tư vấn, nếu gia đình nhà bác muốn sử dụng thì phải thay màn hình khác với giá là 9 triệu đồng”.

Trao đổi với phóng viên báo PLVN, bà Vũ Thị Thơm, Giám đốc Trung tâm bảo hành Sony tại Thái Nguyên cho biết: “Mặc dù tivi nhà bác Nghi đã hết bảo hành nhưng chúng tôi vẫn yêu cầu gia đình nhà bác chuyển chiếc tivi đó lên trung tâm để xem có sửa chữa được không, để gia đình bác đỡ mất nhiều tiền.

Khi sản phẩm chuyển lên thì tôi có kiểm tra và thấy không sửa được, tôi đã gọi điện cho gia đình và thông báo về việc chiếc tivi này đã hết bảo hành và giờ không sửa được, bắt buộc là phải thay cả màn hình...”.

Ông Nguyễn Công Nghi chia sẻ: “Mua một chiếc tivi trị giá gần 20 triệu, khi có dấu hiệu hỏng hóc tôi đã báo lên trung tâm bảo hành nhưng không được khắc phục mặc dù vẫn trong thời gian được bảo hành và đến giờ phải sửa mất 9 triệu đồng thì bằng mua một chiếc ti vi mới, nên gia đình tôi quyết định để máy lại cho trung tâm bảo hành của Sony tại Thái Nguyên kiểm tra, sửa chữa khắc phục". 

Nhưng, sau nửa tháng chờ đợi, ông Nghi chỉ nhận được câu trả lời của Trung tâm bảo hành: "Chiếc ti vi này đã hỏng, bác lên lấy về đi. Nếu muốn dùng thì phải thay màn hình và gia đình hoàn toàn phải chi trả số tiền đó, phía trung tâm không hỗ trợ gì vì tivi của gia đình bác đã hết thời gian bảo hành”.

Tôi biết là gia đình mua một cái ti vi đắt tiền mà tuổi đời sử dụng ngắn, thì sẽ khiến gia đình rất bức xúc, nhưng bên chúng tôi chỉ là Trung tâm bảo hành ủy quyền cho hãng và chỉ có trách nhiệm bảo hành cho khách hàng nếu trong thời gian còn bảo hành, và nếu đã hết bảo hành thì bên chúng tôi sẽ không bảo hành nữa...” – bà Thơm cho biết.

Nói về phương án của trung tâm bảo hành, gia đình ông Nghi rất bức xúc: “Khi máy có những biểu hiện hỏng hóc về kỹ thuật trong thời gian bảo hành thì họ trần trừ không sửa chữa, bảo hành. Cho đến khi gọi nhiều lần và không dùng được nữa thì họ lại bảo đã hết hạn bảo hành.

Những người nông dân như chúng tôi tiết kiệm mãi mới mua được chiếc tivi đắt tiền về dùng, mà giờ lại phải mất 9 triệu đồng để thay màn hình chỉ vì sản phẩm của họ kém chất lượng thì thật vô lý. Gia đình tôi thật sự không hài lòng về cách làm việc của trung tâm bảo hành của Sony.

Ngoài công tác bảo hành của hãng Sony, ông Nguyễn Công Nghi còn bức xúc về việc nhân viên bán hàng của hãng Sony phát cho ông phiếu bảo hành đã quá 6 tháng so với ngày gia đình ông mua sản phẩm.

Do quá tin tưởng vào thương hiệu của hãng, ông Nghi đã không chú ý đến thời gian bảo hành ghi trên phiếu và cũng không lường trước được hậu quả của những mặt hàng tồn kho...

Bởi theo quy định trên phiếu bảo hành, sau 6 tháng xuất hàng và phiếu bảo hành kèm theo mà chưa bán được sản phẩm, thì đại lý bán hàng cũng như hãng phải có trách nhiệm kiểm tra và thu hồi lại phiếu đã hết hạn, cũng như hàng tồn kho để xuất hàng mới bán cho khách.

Thế nhưng, các đại lý và hãng Sony đã không chú ý khi bán sản phẩm cho khách mà hàng, nhất là loại hàng tồn kho, chất lượng không đảm bảo. Hơn thế nữa, khi bán sản phẩm ti vi Sony này, đại lý bán hàng lại không xuất hóa đơn đỏ mà chỉ xuất hóa đơn bình thường, do vậy mà khách hàng không được gia hạn bảo hành theo như hóa đơn mua hàng, mà phải tuân thủ theo đúng ngày ghi trên phiếu bảo hành, nên khi sử dụng được 2 năm máy đã hỏng và đã hết bảo hành như gia đình nhà ông Nghi.

Khi hỏi về vấn đề này, phía trung tâm bảo hành của Sony cho biết: “Việc này không thuộc trách nhiệm của trung tâm mà là thuộc về hãng, đại lý phân phối và khách hàng. Nếu khách hàng không tinh ý và mua phải những sản phẩm tồn kho thì chất lượng không được đảm bảo.

Vì bên bán hàng và bên bảo hành là hai phần trách biệt. Trung tâm bảo hành chúng tôi chỉ có trách nhiệm căn cứ vào phiếu bảo hành và có nhiệm vụ bảo hành cho khách hàng trong thời gian quy định”- ông Thắng, một kỹ thuật viên tư vấn của hãng Sony cho hay.

Trường hợp trên không phải là duy nhất. Còn rất nhiều chia sẻ, thông tin về chất lượng sản phẩm và chế độ bảo hành của Sony tại Việt Nam. Một khách hàng ở Quảng Ninh tỏ ra bức xúc về chất lượng, anh chia sẻ: “Tôi ở Quảng Ninh, hôm vừa rồi về quê Quảng Yên có bà chị cũng có con Sony Bavia 40 inch, modem 40XB420 cũng bị 1/2 màn hình ngang trên thì màu đỏ, 1/2 màn dưới thì màu xanh, gọi mấy ông anh kỹ thuật nói bệnh các ông ấy báo là thay màn hình (hoặc thay Palen) tổng thiệt hại là 5,4 triệu”.

Trời, sao y chang nhà tôi vậy. Tôi nghe nói nét như Sony nên đến siêu thị Nguyễn Kim sắm toàn bộ TV LCD Sony, ở tôi quê cũng sắm cho Bố mẹ chiếc Sony LCD (mua ở Siêu thị điện máy Vinh trên đường Quang Trung). Ai ngờ, vừa hết bảo hành thì tất cả TV lần lượt bị hỏng triệu với triệu chứng y hệt nhà bác này.” – một độc giả ở địa chỉ Hoài Đức chia sẻ.

Cũng theo độc giả này, anh đã gọi điện tới trung tâm bảo hành kể bệnh để được tư vấn thì nhận được câu phát biểu xanh rờn “khỏi đến xem cũng biết bệnh”.

“Mấy con này bây giờ mà thay bóng hình thì giá bằng mua TV mới anh ạ, lại thêm tiền vận chuyển, thay thay thế, anh thêm mấy trăm anh mua cái mới mà xài cho sướng” – lời tư vấn hồn nhiên mà các kỹ thuật viên trung tâm bảo hàng khuyên độc giả này.

Trung tâm bảo hành ủy quyền của Sony tại Thái Nguyên.

Trung tâm bảo hành ủy quyền của Sony tại Thái Nguyên.

“Quảng cáo màn hình LED nét như Sony, thời gian dùng là 60.000 giờ. Tôi đã bị một vố choáng cả đời vì tôi mua TV Sony 46 inch được khoảng 15 tháng thì có sọc vàng nhạt xen lẫn đỏ mờ chạy dọc theo màn hình. Khoảng 1 tháng sau đó nữa thì màu những cột chạy dọc màn hình đó rõ dần lên.

Tôi gọi cho Đại lý Huyền Vân ở 117 đường Cách mạng Tháng 8 thì họ bảo tôi phải gọi lên trung tâm bảo hành. Tôi đến nơi tôi mua hàng để trình bày thì họ cũng cho nhân viên nói qua loa để tôi ra khỏi nơi bán hàng của họ.

Tôi gọi cho Trung tâm bảo hành ở thành phố Thái Nguyên hơn cả “gọi đò chiều” – độc giả Lan Nguyễn ở Thái Nguyên chia sẻ.

Tất cả khách hàng trên đều rất bức xúc về chế độ bảo hành và uy tín, chất lượng của hãng Sony. Họ đã “chọn mặt gửi vàng” để tin dùng sản phẩm của hãng, nhưng những gì mà hãng và các trung tâm bảo hành đối xử khiến họ hối hận khi tin dùng sản phẩm./.

Đáng quan tâm: Dự báo thời tiết ngày 26/6/2015: Miền Bắc xuất hiện nắng nóng cục bộ

Bá Ngôn (Tổng hợp) / Theo Gia đình Việt Nam