1. Giá trị dinh dưỡng của ngao

Ngao là một trong những loại thực phẩm biển rất được khuyến khích sử dụng.

Trong ngao có chứa vitamin B12 đặc biệt tốt cho trí nhớ và vitamin C giúp làm lành vết thương.

Ngoài ra, với những thành phần kháng chất quan trọng như: sắt, kali, canxi ngao còn giúp tăng cường sức khỏe và phòng tránh bệnh tật.

Cùng với cua, tôm, cá thì ngao là một trong những nguồn thực phẩm chứa nhiều chất selen nhất.

Trong ngao có những thành phần kháng chất quan trọng như: sắt, kali, canxi ngao giúp tăng cường sức khỏe và phòng tránh bệnh tật.

Selen là dinh dưỡng thiết yếu, hoạt động cùng các loại dinh dưỡng khác để chống lại những cơn căng thẳng do ôxy hóa – một sự mất cân bằng dẫn đến tổn thương xương khớp.

Tuy nhiên, ngao có thể bị nhiễm các chất kim loại nặng từ nước như thủy ngân, catmi và chì.

Ăn phải ngao, hến bị nhiễm độc, con người cũng sẽ bị nhiễm độc kim loại gây ra những tổn thương về hệ thần kinh và thậm chí gây ra khuyết tật ở thai nhi.

Ngao không tự tiết ra độc tố, nhưng trong thức ăn của ngao, trai, hến và các loài nhuyễn thể có một số loại tảo chứa chất độc không thể bị phân hủy khi đã nấu kỹ, nên người ăn vẫn có thể bị trúng độc.

Để tránh bị ngộ độc, tốt nhất nên ngâm ngao, hến vài giờ để chúng nhả bớt bùn đất, chất thải, rồi kỳ cọ sạch vỏ.

Chọn ngao còn tươi, không chọn ngao có vỏ bị sứt, giập vỡ, có mùi quá nồng nặc hoặc quá tanh.

  1. Trường hợp không nên ăn ngao

Không tốt với người bị bệnh gout

Ngao là một loại thực phẩm có hàm lượng đạm cao, do đó ngao cũng là loại có thành phần purin cao.

Chất purin trong cơ thể sẽ được phân giải thành axit uric - nguyên nhân chính gây ra bệnh gout.

Vì thế người ta khuyến nghị không nên ăn nhiều ngao đối với những người có bệnh gout hoặc tiền sử bệnh gout.

Bệnh đau dạ dày

Ngao là loại thực phẩm có tính lạnh, không tốt với những người bị đau dạ dày. Nếu vẫn muốn ăn ngao, khi dùng nên ăn thêm 1 ít gừng tươi để điều hòa.

Người dễ bị cảm lạnh

Cảm lạnh là bệnh phổ biến nhất trong mùa đông xuân do khí lạnh gây ra.

Ngao tính hàn nên người bị cảm lạnh nên hạn chế ăn ngao để giảm khả năng bị cảm lạnh, đặc biệt trong thời tiết mùa đông.

Người mắc bệnh thận

Ngao có tính lạnh và vị mặn ở biển  nên những người mắc bệnh thận, ăn kém, chậm tiêu không nên ăn ngao.

Mùa đông trẻ nhỏ không nên ăn

Ngao rất bổ dưỡng và cung cấp nhiều chất cần thiết cho cơ thể bé.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngao có tính hàn, chỉ sử dụng tốt nhất vào mùa hè, không phù hợp với mùa đông.

Do ngao có tính hàn nên một số trường hợp được khuyến cáo không nên ăn nhiều ngao

Nếu trong thời tiết giá lạnh, dùng thực phẩm này chế biến các món ăn cho bé thì có thể dẫn đến lạnh từ bên trong nên sẽ gây ra bệnh tiêu chảy.

Những người bị bệnh dị ứng

Bởi ngao là một loài nhuyễn thể, hàm lượng dinh dưỡng rất cao tương đương như lươn, thịt gà.

Khi ăn ngao có thể gây dị ứng, thậm chí tiêu chảy, nôn, phát ban.

Protein trong ngao có thể hấp thu trực tiếp qua đường tiêu hóa nó là dị nguyên, gây dị ứng mạnh. Vì thế những người dị ứng nên cân nhắc ăn.

  1. Ăn ngao đúng cách

Các món ăn chế biến từ ngao phải nấu kỹ vì trong ngao có thể ẩn chứa ký sinh trùng.

Đặc biệt, không ăn ngao đã chết, dập, nứt vỏ chế biến món ăn cho bé. Ngao chế chứa nhiều vi khuẩn độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Không nên cho trẻ ăn con ngao dưới 1 tuổi, bởi giai đoạn này khả năng nhai của bé rất kém vì vậy chúng ta không nên cho trẻ ăn

Các món ăn chế biến từ ngao phải nấu kỹ vì trong ngao có thể ẩn chứa ký sinh trùng.

Tuyệt đối không nên ăn hoa quả ngay sau khi ăn canh ngao hay cháo ngao vì sẽ lạnh bụng, tiêu chảy.

Ngoài ra việc làm này, còn ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi, protein có trong con ngao hoặc tạo thành chất không hòa tan gây rối loạn tiêu hóa, buồn nôn.

Không nên nấu cháo ngao với thực phẩm giàu Vitamin C, việc kết hợp này dễ gây ngộ độc./.

Theo Nhật Linh (Tổng hợp) / Gia đình Việt Nam