Màu sắc đôi môi thay đổi chính là dấu hiêu của những căn bệnh trong cơ thể.

  1. Môi trắng nhợt

Khí huyết kém nên không đủ cung cấp cho cơ thể, màu môi vì vậy mà cũng trở nên nhợt nhạt, cơ thể thường mệt mỏi, đau lưng, ham muốn tình dục cũng giảm xuống.

Môi trắng nhợt nguyên nhân chính là do thiếu máu và cơ thể mệt mỏi

Một trong những nguyên nhân chính là thiếu máu, nhất là ở nữ giới, đa phần do kén ăn hoặc kiêng ăn quá mức tạo thành.

Bạn có thể bổ sung rau củ quả tươi như cà rốt, cải thìa, cà chua, quả hồ đào, mè đen…

  1. Môi ngả vàng

Đây có thể là tình trạng khí ẩm tích tụ lâu ngày sinh nội nhiệt, không những làm vàng mặt, môi mà còn có thể kèm theo nước tiểu cũng màu vàng, vàng mắt, chán ăn, chướng bụng…

Lúc này nên cảnh giác chứng bệnh vàng da phát sinh. Bạn nên kịp thời đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị.

Để giúp cải thiện tình trạng này bạn cần chú ý giữ ấm, bổ sung một số thức ăn kiện tỳ bổ âm thích hợp. Môi trường sống nên được giữ ấm và khô ráo.

  1. Môi đỏ sẫm

Đây có thể là dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị chứng táo bón. Nguyên nhân của bệnh táo bón rất nhiều, nhưng phần lớn có thể là do khí huyết không thông.

Táo bón có thể khiến máu lưu thông không đủ, không đều làm môi có màu đỏ sẫm

Khi bị táo bón, màu sắc của môi cũng sẽ trở nên sẫm màu hơn do máu lưu thông không đủ, không đều.

Do vậy bạn cần tập thể dục kết hợp với tăng cường chế độ ăn điều chỉnh cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể. Bữa tối nên hạn chế thịt, dầu mỡ để giảm gánh nặng cho dạ dày, giúp việc đại tiện vào sang sớm cũng dễ dàng hơn.

  1. Da xung quanh môi có viền đen

Thận và tỳ vị có thể bị suy yếu, dẫn đến chứng biếng ăn, tiêu hóa kém, chi dưới cảm giác nặng nề, đi tiểu nhiều lần.

Bạn cần tránh thức ăn ngọt, dầu mỡ, thức ăn tươi sống và lạnh. Kinh mạch của tỳ vị đều bắt nguồn từ chân, do đó mỗi ngày bạn có thể dùng nước ấm ngâm chân để cải thiện.

  1. Môi bị khô và bong tróc

Cơ thể thiếu nước trầm trọng nên không đủ cung cấp cho cả phần da ở môi.

Cơ thể thiếu nước khiến môi bị khô, nẻ

Trong trường hợp này, bạn cần hạn chế thói quen liếm môi, vì càng liếm, môi sẽ càng khô và tạo nên cái vòng lẩn quẩn. Có thể dùng thêm kem dưỡng ẩm môi, tuy nhiên không nên lạm dụng vì nó chỉ có tác dụng bên ngoài.

Bổ sung thêm các loại nước ép rau củ quả, uống đủ nước để kích hoạt lại cơ thể./.

Theo Nhật Linh (Tổng hợp) / Gia đình Việt Nam